Nội dung

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn lựa chọn giò cho gia đình dùng trong những ngày đầu năm.

- Thịt lợn được chọn để làm giò lụa phải là thịt nạc loại ngon, tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn (gọi là giò sống), nhấc chày lên thịt không còn dính. Thời nay, thịt được xay bằng máy nên nhanh hơn và không tốn nhiều công sức của người làm. Tuy nhiên, cây giò làm theo cách cổ truyền vẫn giữ được hương vị ngon khác so với giò xay bằng máy. Nước mắm làm giò cũng phải chọn loại ngon và thơm.

Cách chọn giò lụa ngon cho ngày tết
Thịt làm giò phải là thịt nạc tươi. Khi giã xong có màu hồng nhạt đẹp mắt. Ảnh: T.K.

- Cắt miếng giò, thấy thơm lừng mùi giò, thì nên thận trọng: Giò đã được tẩm hương thịt. Mùi giò do chất lượng giò ngon, chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói. Giò mà thiếu lá gói sẽ mất đi một nửa hương vị truyền thống của nó.

Cách chọn giò lụa ngon cho ngày tết
Lá gói giò cũng rất quan trọng, tạo nên hương vị thoang thoảng đặc trưng của giò. Ảnh: T.K.

- Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí. Khi luộc hoặc hấp giò, không khí bục tạo ra mặt xốp cho giò. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở làm giò cũng “ngụy trang” bằng cách dùng thủ thuật để tạo ra lớp mặt rỗ này cho những loại giò ít thịt mà nhiều mỡ và bột

Cách chọn giò lụa ngon cho ngày tết
Bề mặt của giò khi thái ra hơi ướt, có vài rỗ xốp là giò ngon. Ảnh: T.K.

- Giò ngon, khi cắn, miếng giò không bị bở. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt.

- Khi mua giò về cho dù một số loại có dùng chất bảo quản thì cũng không để được lâu ở nhiệt độ thường từ 250 trở lên. Giò chả loại ngon (ít dùng bột) nếu để trong tủ lạnh, ở ngăn trên cùng (sát ngăn làm đá), có thể bảo quản giò chả được hơn 10 ngày.

Theo Tạp chí món ngon

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Cô giáo Nhật và nghệ thuật gói quà Furoshiki

Furoshiki là nghệ thuật gói quà bằng vải truyền thống của Nhật Bản. Một cố giáo trẻ người Nhật 10 năm sống tại Việt Nam đang hàng ngày xin những mảnh vải vụn ở các nhà may, về hướng dẫn Furoshiki miễn phí cho bệnh nhân nghèo TP HCM.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Tự làm chè bưởi An Giang

Chè bưởi với đặc trưng giòn ngon của cùi bưởi, thơm thảo của đậu xanh, ngọt bùi, béo ngậy của nước cốt dừa. Có lẽ chính sự tuyệt hảo đó món chè này được lưu truyền đến nhiều vùng miền trong cả nước nhưng ít ai biết nó vốn ở đất miền tây An Giang.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm