sari Kurisu (29 tuổi) cho biết, nhật bản quê hương cô là đất nước nổi tiếng cầu kỳ trong văn hóa tặng quà. Furoshiki là nghệ thuật gói quà bằng vải giúp món quà trở nên trang trọng, dễ dàng xách đi. |
Từ một tấm vải, người Nhật sáng tạo ra nhiều kiểu thắt gút, gấp, xếp khác nhau với nhiều loại vải hoa văn đa dạng. Thành phẩm bao giờ cũng đảm bảo tính trang trọng, dễ cầm nắm và mang theo bên người. Ngày nay Furoshiki phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và xu hướng trở thành một trào lưu mới, song nó vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. |
Bận rộn với công việc quản lý thiết kế cho một công ty thời trang Nhật tại Việt Nam, Sari vẫn dành nhiều thời gian nghiên cứu nghệ thuật gói quà truyền thống . Từ năm 2003, cô cùng một người bạn Nhật tên là Maiko thực hiện dự án dạy làm vải gói quà, tạo công ăn việc làm cho những người Việt có hoàn cảnh kém may mắn hoặc bệnh tật. |
Vải gói quà Furoshiki được khâu bằng tay. Sari tận dụng những mảnh vải dư xin từ các cửa hàng may mặc để tái chế nên vừa giúp bảo vệ môi trường vừa tạo nguồn thu nhập người nghèo. |
Mỗi tấm vải gói quà thành phẩm như thế này có giá từ 100 đến vài trăm nghìn đồng, tùy kích cỡ. |
Từ một tấm vải lớn, người dùng có thể gói thành nhiều kiểu khác nhau tùy vào hình dáng của món quà như: chai rượu, hộp bánh, sách truyện... |
Gói quà hình thù ra sao, khéo léo chăm chút hay cẩu thả cũng thể hiện tình cảm, sự trân trọng của người tặng đối với người nhận. Vải này sau khi sử dụng, người ta không vứt đi mà giặt sạch để đựng vật dụng khác. |
Hoặc được dùng làm một chiếc khăn trùm đầu cho phụ nữ ở nhà. Sari cộng tác với MOF tổ chức một triển lãm nghệ thuật gói quà Furoshiki từ ngày 10/11 đến 24/11 tại quận 1 và Bình Thạnh, TP HCM. Ngày 25/11 cô sẽ hướng dẫn 20 kiểu gói quà khác nhau hoàn toàn miễn phí. |
Những mảnh vải thừa cũng được Sari tận dụng để may thành một chiếc yếm mặc cho em bé. |
Trung bình một ngày, mỗi nhân công có thể may từ một đến vài tấm khăn, thu nhập từ 100 đến vài trăm nghìn đồng. Sari chia sẻ, hiện nay khó khăn lớn nhất của cô là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, bởi mặt hàng này chưa có thương hiệu mà lại rất kén thị trường. |
"Tôi không muốn những người nghèo phải may vá cả đời, hy vọng công việc này giúp họ có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống để tìm được một việc làm tốt hơn", Sari mỉm cười nói bằng giọng Việt lơ lớ. |
Gần 10 năm sống tại Việt Nam và yêu một chàng trai Sài Gòn, Sari cho biết cô thích nhất ở người Việt là rất trọng tình nghĩa gia đình. Cô dự định sẽ ở lại đất nước hình chữ S để lập nghiệp và tiếp tục công việc giúp đỡ những con người có hoàn cảnh kém may mắn. |
Thi Trân
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet