Gần 20 năm sống xa nhà và đã bắt đầu những công việc bình thường nhất ở một nhà hàng để rồi trở thành một người quản lý, “Vua bếp” Ngô Thanh Hòa đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu được giá trị của từng công việc mình đã làm.
- Từng đi nhiều, tiếp xúc nhiều với các món ăn trên thế giới, anh thấy đặc trưng của ẩm thực Việt nói chung và những món ăn truyền thống trong ngày Tết nói riêng khác biệt như thế nào?
- Từng tiếp xúc với rất nhiều vị khách hàng khó tính, trải nghiệm nhiều nền ẩm thực mới lạ, tôi vẫn thấy ẩm thực Việt Nam là một phạm trù văn hoá phong phú và thiên biến vạn hoá. Tôi tự hào vì mình là người Việt, ẩm thực Việt được người nước ngoài đánh giá cao về sự bổ dưỡng, nhẹ nhàng và tinh tế. Ẩm thực ngày Tết lại càng mang nhiều phong vị tinh túy và mang nhiều ý nghĩa về cuộc sống, gửi gắm nhiều mong muốn, ước mơ của người Việt Nam. Dù hơn 19 năm ăn Tết xa xứ, có bánh chưng, chả giò, thịt kho... nhưng tôi vẫn không có cảm giác trọn vẹn bởi Tết Việt luôn có hương vị rất riêng.
- Ẩm thực Việt truyền thống theo anh có những điểm gì độc đáo?
- Khi mọi người hỏi ẩm thực Việt có điểm gì độc đáo, tôi chỉ đơn giản trả lời là "sự cân bằng". Ẩm thực Việt chú trọng cân bằng âm dương, ngũ hành trong các món ăn. Tôi thấy khách nước ngoài rất khoái khẩu với món phở Việt Nam. Trong một bát phở tổng hợp của mọi chất liệu, mùi, vị, màu sắc. Nó vừa có cái mềm của thịt bò tái hồng, cái dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa, vị chua thanh của chanh và hòa hợp tất cả lại là nước phở dùng được nấu từ xương… Các công thức chế biến món ăn Việt từ xa xưa đều tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau, giúp khẩu vị thăng hoa lên tầng cao.
- Anh hãy chia sẻ việc dung hòa truyền thống ẩm thực Việt và những sự mới mẻ anh mang từ nước ngoài?
- Tôi muốn là một người góp phần nâng tầm ẩm thực Việt. Món ăn Việt Nam rất phong phú, tốt cho sức khỏe vì có nhiều rau củ quả. Tôi mong muốn sẽ mở một nhà hàng chuyên nấu món ăn Việt thích hợp với cả người bản xứ lẫn du khách. Bản thân, tôi luôn muốn kết hợp giữa Âu - Á để khi mọi người thưởng thức vẫn thấy được hương vị Việt, nhưng vẫn có sự khác biệt trong cách thể hiện, bài trí sao cho trang trọng hơn, tinh tế hơn. Thanh Hoà dành nhiều tâm huyết cho Cook Book với mong muốn đây là món quà với nhiều ý nghĩa cho các bạn đam mê nấu nướng và ẩm thực.
- Là đầu bếp, ngoài việc nấu những món ngon, anh có bí quyết nào để thưởng thức các món ngon một cách trọn vẹn nhất trong dịp Tết này?
- Có một điều chúng ta ít nghĩ tới, đó là nếu răng không tốt thì ăn sẽ không ngon và cơ thể sẽ không nạp đủ dinh dưỡng để đủ sức vui chơi, học tập và làm việc. Răng đau còn ảnh hưởng đến vị giác. Ví dụ, người bị ê buốt răng không thể ăn quá lạnh, quá nóng, quá ngọt nên ăn gì cũng phải từ tốn, dè chừng nên không còn cảm thấy ngon nữa. Hơn nữa, khi gặp ê buốt răng, mình không thể ăn món này, món kia thì không ai ép mình nhưng chắc chắn việc chối từ những món ăn, những lời mời mọc sẽ khiến ngày Tết của mình mất đi nhiều niềm vui. Tôi đã có một thời gian bị răng ê buốt nên “thấm thía” sự bất tiện này. Rất may, lần đó tôi kiêng cữ một số món ngọt, nước uống có ga và dùng kem đánh răng sensodyne nên chỉ một thời gian ngắn đã khắc phục được.
"Vua đầu bếp" Thanh Hòa sẽ chia sẻ và hướng dẫn cách làm món mứt đặc trưng ngày Tết trong "Ngày hội tư vấn răng ê buốt" diễn ra ngày 25/1 tại BigC Thăng Long, Hà Nội. |
(Nguồn: GSK)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet