Nội dung

Người dân miền tây không xa lạ gì với cây dừa nước. Đây là loại cây đa dụng vì lá dùng để lợp nhà, bẹ làm lạt buộc, cọng phơi khô làm chất đốt, trái dùng để ăn… Nhắc đến cây dừa nước ký ức tuổi thơ trong tôi chợt hiện về trong những buổi trưa hè khi nước dưới sông vừa rút, lũ trẻ con chúng tôi ơi ới gọi nhau nhảy ùm xuống sông tắm, sau đó leo lên các bập dừa nước tìm bắt cá bống dừa mang về nhà cho má kho tiêu ăn với cháo trắng rất ngon.

Đôi khi, không bắt được cá lại len lỏi sâu trong bụi dừa nước, tìm những buồng dừa nước vừa ăn (không quá già cũng không quá non) đốn xuống, và đưa lên bờ tách trái, dùng dao bén chẻ đôi, cạy cơm dừa ra ăn liền bên bờ sông thật thú vị. Chính thứ cơm dừa trắng nõn, mềm mềm, deo dẻo, bên trong có tí nước húp vào miệng thoảng mùi thơm đặc trưng như có ma lực lạ kỳ đối tôi.

Làm mứt dừa nước ăn tết

Buồng dừa nước. Ảnh: Hữu Tưởng.

Là “đặc sản” miền Tây, dừa nước có trái quanh năm, rộ nhất vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Khi xưa, trái dừa nước không ai ngó ngàng tới, chỉ chặt về nhà ăn chơi như một thứ quà vặt lúc buồn miệng, ít khi mang ra chợ bán. Nay trái dừa nước có giá trị kinh tế, bình quân 10.000 đồng/quầy. Giá cơm dừa nước hiện nay ở Cần Thơ là 50.000 đồng/kg.

Tuy vậy, việc lựa chọn buồng dừa vừa ăn rất hên xui. Việc tách cơm dừa nước cũng rất vất vả, phải dùng dao bén chặt từng trái, và dùng muỗng múc cho vào túi. Một buồng dừa nước vừa ăn cho khoảng 400 gam cơm dừa.

Cơm dừa nước được chế biến thành nhiều món giải nhiệt hấp dẫn như: cơm dừa nước đá đường, cocktail cơm dừa nước, chè cơm dừa nước… Đặc biệt, trong những năm gần đây, các bà nội trợ miền Tây trong dịp Tết còn chế biến thêm món ăn mới rất thú vị, đó là mứt dẻo dừa nước.

Làm mứt dừa nước ăn tết

Tách múi dừa nước. Ảnh: Hữu Tưởng.

Chế biến món này rất dễ dàng, nhanh gọn. Chỉ cần chọn mua cơm dừa nước loại vừa ăn (cơm deo dẻo, không quá cứng) khoảng 1 kg cho vào thau, lọc bỏ nước thừa. Cho nửa kg đường thốt nốt vào cơm dừa nước trộn đều cho đường hòa tan, để ngấm khoảng 20 phút. Đổ hỗn hợp này vào nồi sên, lúc đầu với lửa lớn, sau đó điều chỉnh ngọn lửa liu riu cho đến khi thấy đường hơi sệt và cô lại. Vắt chút nước chanh vào để tránh “lợi đường”, nhắc xuống, để nguội, múc ra đĩa (hay cho vào keo ăn dần).

Còn gì thú vị bằng trong đêm giao thừa được thưởng thức món mứt dẻo cơm dừa nước thật thơm ngon, hấp dẫn và lạ miệng. Ghim một miếng mứt dẻo dừa nước cho vào miệng nhai chầm chậm. Vị ngọt của đường, deo dẻo, giòn giòn, và mùi thơm đặc trưng của cơm dừa nước thấm đẫm mọi giác quan. Hớp một tách trà ngon nóng đậm đặc vào nữa, thật tuyệt vời, đậm đà hương vị ngày xuân.

Tương Tâm

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bí quyết nấu món cà ri ngon

Để có món cà ri thơm ngon đặc trưng và bắt mắt, người nấu cần chú ý đến yếu tố mùi vị lẫn cảm quan. Theo kiểu Việt Nam thường phải có màu vàng cam, hơi sệt còn phong cách Ấn Độ có màu nâu ngả xanh lá.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Bánh nhúng, quà quê ngày Tết

Không biết bánh nhúng có tự bao giờ, xuất xứ từ đâu, nhưng đối với người dân miền sông nước Cửu Long, đây là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp giỗ chạp, tiệc tùng, cưới hỏi hay ngày Tết.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm