Nội dung

bánh nậm là món bánh mặn đặc trưng ở xứ Huế, trong những ngày mồng một, ngày rằm, người dân biến tấu, chế biến thành chiếc bánh chay. Về hình thức, bánh nậm chay cũng nhỏ nhắn, xinh xắn y hệt như bánh mặn. Sau khi bóc lớp lá gói bên ngoài, bánh mịn màng với màu trắng đục của bột gạo, chính giữa là lớp nhân có màu đỏ đẹp mắt. 

Bánh nậm chay vừa ngon vừa rẻ
Bánh nậm chay dần trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân xứ Huế. Ảnh: V.H.

Thay thế cho nhân tôm thịt, nhân bánh chay được làm bằng nấm, cà rốt và đậu phục. Cách làm bánh chay cầu kỳ hơn cả bánh mặn, nấm dùng để làm nhân là nấm mộc nhĩ khi ăn mới giòn giòn ngon miệng, cà rốt còn tươi được thái hạt lựu, đậu phụ được giã nhỏ. Trộn đều các nguyên liệu với nhau, thêm một ít muối, đường cho gia vị vừa ngấm và xào chín bằng dầu đậu phộng (dầu lạc).

Bột gạo và bột năng trộn đều, khuấy cùng nước lạnh, dầu lạc cùng ít muối. Đặt nồi lên bếp, khuấy nhanh tay với lửa vừa nhỏ đến khi bột hơi sánh lại thì tắt bếp, tiếp tục khuấy đến khi bột sền sệt là được. Lá dùng để gói bánh là lá chuối, hoặc lá dong được rửa và lau sạch, tước thành từng phần vừa để gói bánh. Lấy một miếng lá chuối, thoa lớp dầu lạc lên mặt bên trong, dùng thìa múc một lớp bột trải đều lên bên trên, tiếp đến là một lớp nhân. Gấp lá lại, bẻ hai đầu rồi vuốt cái bánh cho thẳng và dẹp. Bánh gói xong được xếp vào xửng và hấp chín.

Vì là bánh chay nên nước chấm ăn kèm cũng được làm từ nước tương cùng với vài lát ớt tươi. Ngày nay, bánh nậm chay là món ăn phổ biến ở Huế, không chỉ trong ngày mồng một, ngày rằm, bánh trở thành món ăn sáng, ăn xế quen thuộc hằng ngày của người dân ở đất cố đô.

Vũ Hào

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Cô giáo Nhật và nghệ thuật gói quà Furoshiki

Furoshiki là nghệ thuật gói quà bằng vải truyền thống của Nhật Bản. Một cố giáo trẻ người Nhật 10 năm sống tại Việt Nam đang hàng ngày xin những mảnh vải vụn ở các nhà may, về hướng dẫn Furoshiki miễn phí cho bệnh nhân nghèo TP HCM.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Tự làm chè bưởi An Giang

Chè bưởi với đặc trưng giòn ngon của cùi bưởi, thơm thảo của đậu xanh, ngọt bùi, béo ngậy của nước cốt dừa. Có lẽ chính sự tuyệt hảo đó món chè này được lưu truyền đến nhiều vùng miền trong cả nước nhưng ít ai biết nó vốn ở đất miền tây An Giang.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm