Nội dung

Theo tác phẩm “Trung Quốc Phật giáo sử” nguồn gốc của việc ăn chay có thể bắt nguồn từ Vua Lương Võ Đế (502-536). Vua là một người rất tín ngưỡng Phật giáo, ông có công kiến tạo nhiều ngôi chùa đồ sộ ở Trung Quốc, lập đàn tràng trai tăng chẩn tế, còn thay mặt Tăng già giảng kinh nói pháp, ngay cả việc chú giải kinh điển. Ông đã từng ban ra tổng cộng 4 sắc lịnh với nội dung bắt Tăng Ni phải triệt để ăn chay. Từ đó, Tăng Ni Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ăn chay theo kiểu này. Và một số nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản đều ăn chay, không ăn mặn.

Tản mạn về việc ăn chay

Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế... và trên thực tế cũng có nhiều hình thức ăn chay.

Ăn chay theo Phật giáo: là không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi hành (có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi), có thể tương ứng với các loại cây hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu gọi chung là ngũ tân.

Ăn chay có trứng (ovo): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.

Ăn chay có sữa (lacto): có thể ăn các sản phẩm từ sữa nhưng không ăn trứng.

Ăn chay có cả sữa và trứng (ovo-lacto): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.

Ăn chay không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay - vegan): không dùng tất cả các loại thịt và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, và trứng và cũng có thể loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật.

Ăn chay sống hay là ăn chay tươi (Raw foodism): chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.

Ăn chay theo Kỳ na giáo: có bao gồm sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong và các loại củ hay rễ cây.

Ăn chay theo kiểu chỉ cho phép ăn các loại trái cây, các loại hạt, hạt giống và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không gây hại đến cây trồng.

Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa (chế độ ăn gạo lức muối mè).

Tản mạn về việc ăn chay

Albert Einstein (1879 - 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20 từng nói "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".

Nhà danh họa và điêu khắc gia người Italy Léonard Da Vinci (1452 - 1519) đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Trong nhật ký ông thường viết những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn có những hành động quý thương các loài sinh vật khác.

“Kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử, văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục, dĩ quân tử viễn trù giả.” (Khi chúng ta thấy động vật lúc còn sống thì chúng ta không thể nào nhẫn tâm mà giết chúng, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của chúng thì chúng ta không nhẫn tâm ăn thịt chúng, nếu là quân tử hãy tránh xa nhà bếp.) - Mạnh Tử.

(Nguồn: NhomMua)

SG1937

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bữa trưa ấn tượng tại Ashima

Vượt ra khỏi khuôn khổ của những câu chuyện về lẩu, nhà hàng Ashima ra mắt các set thực đơn trưa ấn tượng bao gồm: cá hồi áp chảo, gà sốt nấm, set Sukiyaki, cháo cá tầm và mỳ xào bò nấm.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Của hiếm xôi kiến trứng Lục Ngạn

Ngày xuân về Lục Ngạn (Bắc Giang), du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã mang đậm bản sắc dân tộc như: lợn quay, khâu nhục… nhưng có lẽ ấn tượng nhất là món xôi trứng kiến.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Về Hưng Yên thưởng thức đặc sản giò lây

Hầu như ai cũng biết giò lụa, giò lựu, giò bò… nhưng về Văn Lâm – Hưng Yên, bạn còn được thưởng thức một loại giò mới, thơm ngon và hấp dẫn không kém, đó là món giò lây (giò cuốn). Món này mới có mặt trong bữa cơm của người dân được mấy năm nay.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm