Nội dung
 
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những gì trẻ nhìn được trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp phát triển và hoàn thiện vùng vỏ não thị giác, từ đó tác động tích cực đến khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ. Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng, khi sinh ra, trẻ đã có thể giao tiếp với thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan, dù rằng khả năng "bắt sóng" tín hiệu còn rất yếu.
 
Phát triển 5 giác quan ở trẻ sơ sinh
Ảnh minh họa: Sing.

1. Thị giác: Khi mới chào đời, thị lực của trẻ kém hơn người lớn 60 lần do cơ cấu của mắt chưa được hoàn chỉnh, mật độ các tế bào ở võng mạc còn thấp. Chỉ sau 48 tiếng đồng hồ, bé đã nhận ra mẹ. Từ tuần thứ ba đến tuần thứ năm xuất hiện sự tập trung thị giác, bé thích những vật được chiếu sáng rõ, có hình tròn và chuyển động chậm.

Cha mẹ nên treo trong phòng vài bức tranh hoặc ảnh kích thước lớn, bố cục đơn giản, màu sắc tươi tắn rõ ràng, treo những đồ chơi phát ra âm thanh êm tai, chuông, màu sắc ở gần chỗ bé nằm sẽ giúp trẻ phát thị giác. Cũng có thể bế bé đi dạo quanh nhà hoặc đặt nằm gần cửa sổ để bé quan sát xung quanh, tránh ánh nắng gay gắt và gió mạnh. Lúc này người lớn có thể quan sát phản ứng của trẻ, nếu bé cảm thấy thích thì sẽ nằm im hoặc có tín hiệu đáp trả thích thú, nhưng nếu bị kích thích quá, bé sẽ ngáp, quay đầu, cong lưng, khóc hoặc khó chịu.

2. Thính giác: Là cơ quan được thức tỉnh rất sớm. Sau khi ra đời, bé đã có khả năng nhận biết tiếng nói của mẹ. Tuần thứ hai và thứ ba đã xuất hiện sự tập trung thính giác. Âm thanh đột ngột như tiếng vỗ tay lớn, tiếng cánh cửa đập mạnh sẽ làm trẻ đột nhiên lặng im, không động đậy.

Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc có lợi cho sự phát triển thính giác của trẻ. Não phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái nhận biết nốt nhạc và nhịp điệu. Các bà mẹ được khuyến khích hát ru trẻ ngủ hoặc ngân ngân nga theo giai điệu của những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng, vui tươi hoặc vừa hát vừa cầm tay bé vỗ theo nhịp.

Nên thường xuyên trò chuyện với trẻ. Đơn giản nhất, hãy nói với bé về những điều bạn đang làm hoặc diễn ra xung quanh mình. Mẹ có thể đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, mỗi lần chỉ cần từ 5 đến 10 phút.

3. Khứu giác: Chỉ sau 45 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, bé đã nhận ra chính xác mùi của mẹ và rất "quyện hơi mẹ". Mẹ có thể đặt trong nhà những loại hoa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn cho cả mẹ lẫn con. Nên lựa chọn những thức ăn bổ dưỡng tốt cho cả mẹ và con, giúp bé làm quen với mùi vị, đồng thời tạo cảm giác ngon miệng cho cả hai mẹ con.

4. Vị giác: Trẻ phát triển vị giác rất sớm. Vừa mới ra đời, bé đã phân biệt được 4 vị khác nhau là ngọt, mặn, đắng, chua. Các bé thường hảo ngọt và ghét những vị đắng, chua. Từ khi sinh ra, trẻ được bú sữa mẹ nên việc chuyển qua dùng các loại thực phẩm khác sẽ khiến bé bị "sốc", phải mất một thời gian khá lâu trẻ mới quen được.

5. Xúc giác: Trẻ sơ sinh cũng phát triển xúc giác sớm. Da của bé rất nhạy cảm. Bé cảm nhận độ nóng lạnh, ẩm ướt rất nhạy nên khi tè ướt, hay nhiệt độ lạnh, nóng, bé thường la khóc. Khi chào đời, bé đã có thể níu chặt các đồ vật bằng lòng bàn tay. Sau đó không lâu, bé có cảm giác về hình thể và tính chất rắn hay mềm của đồ vật. Vì thế có thể cho bé sờ vào đồ chơi làm bằng những vật liệu khác nhau…

Lưu ý: Sự phát triển các giác quan còn diễn ra dưới ảnh hưởng của những ấn tượng bên ngoài mà trẻ tiếp nhận được. Vì vậy, cần tạo ra môi trường thích hợp với từng loại giác quan để tạo ra những ấn tượng tương ứng. Tuy nhiên, không nên kích thích trẻ quá lâu (mỗi lần chỉ khoảng 5 đến 15 phút) hoặc kích thích quá mạnh (âm thanh lớn, các mùi vị quá nồng).

Thi Trân

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm