Nội dung

Các nhà khoa học trên thế giới đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thí nghiệm về cơ thể loài người và đi đến kết luận loài người được tạo hóa sinh ra để ăn rau cải, hoa quả tức ăn chay thay vì ăn mặn.

Thứ nhất hai hàm răng của con người được cấu trúc một cách đặc biệt, lại có răng hàm cùng xương quai hàm để nghiền và nhai thức ăn giống loài động vật ăn rau quả, không ăn thịt sống. Trong khi đó, loài động vật ăn thịt sống có răng cửa và bộ răng nanh bén nhọn để xé thịt.

Những lợi ích của việc ăn chay

Thứ hai, đối với loài người và những động vật ăn rau cải, hoa quả thì hệ tiêu hóa dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể, nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết. Vì thế, mỗi lần con người chúng ta ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại nếu ăn mặn thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Bởi vì, lúc đó thận phải làm việc nhiều để thanh lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết.

Đối với những người trẻ tuổi, thận còn khỏe mạnh thì chưa ảnh hưởng gì nhiều; còn với những người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu thì quá trình đó sẽ diễn ra khó khăn hơn. Đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó dễ sinh bệnh.

Ăn chay sẽ tránh được bệnh tật

Gần đây, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra kết quả, người ăn nhiều thịt có liên hệ mật thiết với bệnh ung thư ruột già, bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ. Trong một phân tích của mình, tiến sĩ Sharon Fleming thuộc Khoa Dinh dưỡng của Viện Đại học California ở Berkeley đã viết rằng: "ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu sự nguy hiểm của bệnh ung thư ruột già". Và trong bài diễn thuyết của Học viện Khoa học quốc gia Mỹ năm 1983, các chuyên gia y tế đã khuyên, chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế ăn thịt và nên ăn nhiều rau cải, hoa quả và ngũ cốc.

Những lợi ích của việc ăn chay

Bò điên ở Anh và gà nhiễm độc bên Bỉ là hai ví dụ điển hình cho việc ăn mặn đồng nghĩa với hành động mang bệnh tật vào cơ thể. Vì lợi nhuận mà một số xưởng sản xuất thịt động vật đã hợp tác với các nhà chăn nuôi dùng một số thuốc độc hại để nuôi con vật ngay khi chúng còn trong bụng mẹ hoặc vỗ béo để trở thành những con vật siêu nạc, hoặc dùng Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để ướp nhằm giữ thịt tươi ngon.

Ăn chay sẽ mang lại hữu ích cho bản thân và thế giới

Tránh sát sinh: Giáo lý Phật giáo có dạy "Tam quy và ngũ giới". Tam quy là ba phép gìn giữ về: Quy y phật, quy y pháp và quy y tăng, còn ngũ giới là năm điều cấm kỵ như: sát sinh, đạo tặc, tà dâm, nói dối và uống rượu. Cho nên, nếu con người ăn chay thì xem như chúng ta đã thực hiện được điều thứ nhất trong ngũ giới và tránh việc sát sinh để cung ứng thức ăn hàng ngày cho chúng ta. 
   
Tránh ô nhiễm nước: Theo cơ quan Nghiên cứu Nông học Mỹ cho biết, chất thải từ các lò sát sinh làm dơ bẩn sông rạch dẫn đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết ngày càng cạn dần. Hai tác giả Paul và Anne Ehrlich trong quyển “Population, Resources and Environment” cũng đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch một cân lúa mì chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất một cân thịt thì phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước.

Tránh được sự xung đột xã hội: Nếu mọi người trên trái đất này đều ăn chay thì con người sẽ giảm bớt sự tham lam và sân si. Một nhà bác học đã nói: Muốn thế giới hòa bình, trong bữa ăn của con người phải không có thịt, cá... Đây là lời nói mang tính nhân văn cao, không khác với câu của cổ nhân "Nhứt thế chúng sanh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động binh đao" (Nếu tất cả mọi người không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có chiến tranh).

Tránh phí phạm đất đai: Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ trên 90% tổng sản lượng lúa mì tại đây được dùng vào kỹ nghệ chăn nuôi, cứ 16 cân lúa mì đem chăn nuôi chỉ thu được khoảng một cân thịt. Và trong tác phẩm “Protein - Their Chemistry and Politics”, tiến sĩ Aaron Altshul đã viết "Nếu chúng ta sử dụng miếng đất có diện tích là một mẫu Anh để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, chúng ta sẽ thu được một lượng gấp 20 lần nếu chúng ta sử dụng miếng đất đó để chăn nuôi".

(Nguồn: NhomMua.com)

SG001464

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Mảnh hồn quê trong bánh gai Tứ Trụ

Chiếc bánh dẻo mịn, có mùi thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với cái vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô, đậm đà của thịt nạc... đủ níu lòng những người con xa quê.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

‘Thành phố ăn chay’

Không kém ẩm thực cung đình Nguyễn, món chay ở Huế thật sự hấp dẫn về hình thức, thanh đạm mà vẫn tốt cho sức khỏe, lại rẻ. Những đầu bếp nổi tiếng ở chùa Huế cho biết nấu cỗ chay tốn công, mất thời gian gấp đôi cỗ mặn...

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm