Nội dung

Nhọc công nghề làm cốm

Bao đời nay, cái màu xanh xanh, hương thơm dịu, vị ngọt mát của cốm, lá ráy bọc trong, lá sen bọc ngoài, điểm thêm một cọng rơm buộc, xuất hiện trong tiết trời thu đã là một thứ quà thanh đạm, mộc mạc của người Tràng An.

 Nhọc công nghề làm cốm
Xưa, cốm làng Vòng nức tiếng nhưng giờ đây người làng Vòng chẳng còn mấy ai theo nghề. Thay vào đó, xã Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) - cách đó không xa đang bước vào mùa làm cốm. Nơi nơi xanh ngắt màu lúa non.
Nhọc công nghề làm cốm
Theo các cụ cao niên trong làng, ngày xưa người làng Mễ Trì ra làng Vòng làm nghề cốm, rồi học lỏm đem về. Từ đó đến nay đã 3-4 đời, người Mễ Trì có nghề cốm kiếm sống.
Nhọc công nghề làm cốm
Nhiều người nói vui "một hạt lúa vàng 9 giọt mồ hôi nhưng để làm ra 1 hạt cốm còn mất 90 giọt mồ hôi". "Thứ quà của lúa non" được làm cầu kỳ, từ khâu chọn lúa phải là nếp hoa vàng, đương thời kỳ ngậm sữa. Lúa gặt về, người dân đập lấy những hạt to, mẩy. Sau đó cho lên bếp than củi rang khoảng 2 giờ cho tới khi lúa chín.
Nhọc công nghề làm cốm
Chờ cho lúa nguội bớt rồi cho vào máy xay không dưới 20 lượt, sau đó đem giã 5, 6 lượt nữa cho cốm dẻo. Người làm cốm dùng ngón tay của mình miết cho tơi cốm, sàng sẩy đề phân loại. Người ta thường lọc lấy lớp cốm non bên trên ngon, dẻo nhất bán với giá cao hơn cốm thường.
Nhọc công nghề làm cốm
Sáng sớm người làng Mễ Trì phải dậy đi vài chục cây số sang các vùng Đại Mỗ, Đông Anh, Sơn Tây mua lúa. Sau đó, họ bắt tay luôn vào các công đoạn làm cốm. Mờ sáng lại phải thức dậy giã thêm vài lượt cho cốm thật dẻo, thật mỏng, thật thơm.
 Nhọc công nghề làm cốm
Đây là một mẻ cốm 'mộc' - hoàn toàn không dùng chất tẩm màu. Cốm có màu vàng nâu, hơi xanh, ăn rất dẻo, thơm dịu khác với loại cốm tẩm màu xanh sẫm hơn. "Trước đây chúng tôi còn dùng nước từ mạ non, lá dong riềng để tẩm màu cho cốm nhưng từ khi có thông tin cốm tẩm hóa chất, chúng tôi cứ để nguyên cái màu của nó", chị Hảo - người làm cốm ở Mễ Trì cho biết.
Nhọc công nghề làm cốm
Cũng vì thông tin cốm tẩm hóa chất mà người làm cốm ngày càng ít đi, chợ cốm cũng dần mai một, vắng vẻ. Từ 3-4h sáng, người Mễ Trì đã mang những "gánh quà từ lúa non" ra đây bán nhưng cũng chẳng có mấy người mua.
Nhọc công nghề làm cốm

Chị Nguyễn Thị Tuyết - một người nhiều năm bán cốm vỉa hè trên phố Hàng Đường chia sẻ: "Chỉ vì có một vài người làm cốm tẩm hóa chất mà cốm bị người tiêu dùng tẩy chay. Những năm trước mỗi ngày tôi bán vài chục kg cốm nhưng năm nay chỉ vài cân không hết".

 Phan Dương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Giòn mát bánh đa phết kê

Ai ăn kê! Đó là tiếng rao mà người lớn lẫn trẻ con đều thích. Mùa hè cũng ngon, mùa đông cũng giòn. Sung sướng ngay từ giây phút đầu tiên ngồi xếp hàng quanh gánh hàng kê. Đợi lâu một tý cũng được, càng có thời gian để xem chị bán hàng thao tác.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Món ăn Việt - Nhật tại nhà hàng Sakura Saku

Ở Sakura Saku (hay còn gọi là Sakura Việt Nhật), ngoài những món ăn như sushi, các loại thịt nướng BBQ, món lẩu mang đậm đà hương vị truyền thống Nhật còn có cả những món ăn ngon mang đậm đà hương vị Việt.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm