Nội dung
Nghề làm bún đa mai
Xã Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang. Nguồn sống chính của người dân nơi đây là chế biến lương thực, mà nổi tiếng nhất là bún. Nguyên liệu làm bún là gạo bao thai hồng loại 1, gạo T16, đem vo, đãi sạn rồi ngâm nước 7- 8 tiếng. Tiếp đến cho gạo vào cối xay bột nước, xay vài lần cho bột thật nhỏ mịn, đem ngâm kỹ hơn 2 ngày 2 đêm. Trong ảnh là khay bột nước trước khi được ép khô.
Nghề làm bún đa mai
Bột qua lọc được ép hết nước, để khô rồi viên thành thành từng quả bột to vừa phải. Các quả bột này tiếp tục được cho vào nồi luộc chín độ 1/4, rồi lại bỏ vào cối giã nhuyễn để tạo độ dẻo.
Nghề làm bún đa mai
Qủa bún lấy ra cho vào chậu sành nhào thật kỹ, rồi lại đem lọc lại và chỉ lấy phần bột nhuyễn cho vào khuôn ép để trên nồi nước đã đun sôi, các sợi bún sẽ chảy xuống nồi. Khi các sợi bún nổi lên là chín, vớt ra đem thả vào nước sôi để nguội khoảng 25 độ rồi dỡ ra để nguội, đem bán. Trong ảnh là công đoạn rửa bún bằng nước sôi để nguội cuối cùng.
Nghề làm bún đa mai
bún đa mai có 4 loại chính là: Bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún lá. Bún vẩy ốc và bún con ba thường chỉ được chế biến khi dân làng có hội hè, hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá là những sản phẩm được chế biến và tiêu thụ hàng ngày. Trong ảnh là bún rối thành phẩm.
Nghề làm bún đa mai
Bún lá Đa Mai chuẩn bị xuất xưởng. Toàn xã có khoảng 220 hộ làm nghề, mỗi ngày sản xuất ra khoảng 10 tấn bún, không chỉ cung cấp cho thị trường thành phố bắc giang mà còn có mặt ở nhiều nơi khác như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh…
 Nghề làm bún đa mai
Nghề làm bún đã trở thành niềm tự hào của Đa Mai, góp phần đổi đời cho người dân nơi đây.

Ngô Thu Hường

Mời bạn đọc chia sẻ các món ăn ngon, lạ ở các vùng miền về doisong@vnexpress.net. Bài viết có nhuận bút.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Ra đảo Hòn Nồm thưởng thức cá xương xanh

Anh bạn thân ở đảo Hòn Nồm Giữa, thuộc quần đảo Nam Du (tỉnh Kiên Giang) điện mời: "Tháng này thời tiết tốt - cũng vào mùa săn bắt cá xương xanh - mời anh ra gia đình tôi chơi!”. Máu du lịch bụi nổi lên, thế là, tôi chuẩn bị ba lô lên đường ngay.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Thưởng thức bánh mì Việt ở Sài Gòn

Nét đặc trưng của bánh mì Việt ở độ giòn, dai, thơm dịu, kết hợp nguyên liệu thịt bò, gà xé phay, trứng ốp la và nem chả… cùng với vị chua của dưa, cay của ớt, beo béo của pa tê và sốt nước sốt đa vị làm cho món ăn thêm đậm đà.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Về xứ Lạng thưởng thức bánh cao sằng

Những lát bánh hình chữ nhật trong suốt màu mật ong, mềm, dai xếp vào đĩa, phía trên rắc vừng, lạc thơm phức. Bánh ăn kèm với nước chấm. Vị chua, ngọt của giấm đường, cay nồng của ớt, vị đậm đà béo ngậy của lạc rang cùng với cảm giác mềm dai nơi đầu lưỡi tạo nên sức hút khó cưỡng.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm