Nội dung
Nghề làm bánh dày giò
Làm bánh dày giò chỉ cần gạo nếp, mỡ lợn. bánh dày rất kén gạo, chỉ cần gạo có lẫn hạt đầu ruồi (bị đen) khi giã sẽ rất xấu, hoặc chỉ cần lẫn một vài hạt gạo tẻ nhìn bột bánh sẽ trắng, rắn, bánh khô. Vì thế gạo nếp phải được lựa thật kỹ, phải là loại nếp thơm, chuẩn. Sau đó đem vo và ngâm nửa ngày rồi cho vào chõ đồ chín. Khi gạo bốc hơi và gần chín thì tưới thêm nước lên trên để xôi dẻo hơn.
Nghề làm bánh dày giò
Gỡ xôi ra khỏi chõ và đổ vào một tấm bạt được bôi một lượt mỡ. Mỡ sẽ giúp cho xôi không dính vào bạt và trở nên bóng mịn hơn. Sau đó đem vào cối giã ngay khi xôi còn nóng để bột mịn.
Nghề làm bánh dày giò
Nếu như trước đây người ta thường giã xôi thủ công bằng chày, cối thì giờ mỗi nhà đã trang bị được 1, 2 chiếc cối máy và chỉ cần người ngồi đảo bạt xôi cho đều.
Nghề làm bánh dày giò
Mất khoảng 40-50 phút thì một mẻ bột bánh mới được hoàn thành. Bột bánh đạt yêu cầu là khi dùng hai đầu ngón tay miết bột không lấy lợn cợn hạt xôi. Hỗn hợp bột trắng tinh, dẻo quánh, trông giống như bột loãng mới được.
Nghề làm bánh dày giò
Tiếp theo là công đoạn nặn bánh. Thực chất bánh dày giò không cần nặn. Chỉ cần bàn tay khéo léo của người thợ căn bột ra thành những khối bằng nhau, khi đặt xuống phản nhôm, bột vẫn còn nóng, mịn, dẻo sẽ tự chảy ra thành những chiếc bánh dày tròn trịa.
Nghề làm bánh dày giò
Bánh sau khi hoàn thành phải để khoảng 20-30 phút cho nguội mới đem đóng gói.
Nghề làm bánh dày giò
Trước khi úp lá dong cần xoa lên bề mặt bánh một lượt mỡ để bánh không dính, nhìn bóng mịn hơn. Mỗi chiếc lá dong nhỏ chỉ bọc một cặp bánh dày. 10 cặp bánh sẽ được đóng vào túi chờ khách tới lấy. bánh dày Lạc Đạo được đem bán cho nhiều tỉnh lân cận như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hài Phòng… Khi bán, họ kẹp thêm vào giữa 2 chiếc bánh dày một miếng giò, chả lụa để ăn kèm.
Nghề làm bánh dày giò
Ngoài bánh dày kẹp giò nổi tiếng, Lạc Đạo cũng làm loại bánh dày đỗ phục vụ đám cưới. Cũng với loại bột trên, họ sẽ nấu chín đỗ, sau đó trộn đường và cho vào giữa làm nhân bánh. Trước khi giao cho khách, bánh lại được lăn qua lớp đỗ khô và bột đậu xanh để thơm ngon hơn và bảo quản được lâu hơn.

Phương Lam

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Đồ uống truyền thống dành cho Giáng sinh

Mulled Wine là đồ uống mùa đông được ưa thích ở phương Tây bắt nguồn ở Đức. Đây là đồ uống truyền thống dành cho dịp lễ hội đặc biệt là mùa Giáng sinh và năm mới, rượu vang đỏ được hâm nóng với các vị cam, quế, hồi, nụ đinh hương.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Không gian yên tĩnh tại The Swing

Khác xa vẻ bên ngoài đông đúc của phố thị, bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh nhưng không hề buồn tẻ, sự trẻ trung nhưng không hề náo nhiệt khi đến với nhà hàng The Swing, số 5 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm