Nội dung

Các bà nội trợ thường có thói quen ướp gia vị vào thực phẩm trước khi chế biến khoảng mười phút để làm món ăn đậm đà hơn. Tuy nhiên, một vài người nói rằng với bột ngọt chỉ nên nêm vào sau khi bắc ra, vì bột ngọt cho vào lúc nấu nướng có thể gây hại cho sức khoẻ.

Để bột ngọt có thể bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khoẻ, chúng phải bị đốt cháy liên tục trong vòng hai giờ ở nhiệt độ trên 300 độ C. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài và nhiệt độ cao như vậy, các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm như protein (chất đạm), đường… cũng bị cháy và trở nên không tốt cho sức khoẻ chứ không riêng bột ngọt.

Nên nêm bôt ngot vao luc nao

Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến món ăn thông thường, các món ăn có thành phần khác nhau thì nhiệt độ sôi của món ăn cũng khác nhau. Ví dụ như các món dùng nhiều nước (canh, luộc, hầm…), nhiệt độ sôi của món ăn xấp xỉ nhiệt độ sôi của nước là khoảng 100 độ C; Các món chiên, rán: bơ có nhiệt độ sôi từ 115 đến 130 độ C, mỡ lợn có nhiệt độ sôi từ 150 đến 160 độ C, dầu thực vật có nhiệt độ sôi từ 170 đến 200 độ C và tối đa là khoảng 260 độ C.

Trong chế biến món ăn thông thường, nhiệt độ cao nhất thường không vượt quá 260 độ C. Nhiệt độ này chưa đạt đến mức có thể làm biến đổi bột ngọt. Như vậy, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khoẻ khi sử dụng ở điều kiện và nhiệt độ nấu ăn thông thường. Do đó, bạn có thể nêm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn và thời điểm này tuỳ thuộc vào món ăn và kinh nghiệm nấu nướng của các bà nội trợ.

(Nguồn: Công ty Việt Phát)

HN002597

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Lạ miệng dưa tai heo

Mỗi năm, cứ giáp Tết tôi lại điện về quê “đặt hàng” má làm món dưa tai heo để dùng và biếu bạn. Với tôi, món này chỉ có má chế biến là ngon tuyệt vì độ chua, giòn, ngọt, béo, vừa miệng và nhất là mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Nem nắm Giao Thủy

Về Nam Định với “Thơ Xương, chuối Ngự”, bạn không thể không nhớ đến món nem nắm Giao Thủy. Cái tên cũng tựa như cách làm, phải nắm hỗn hợp thành khối tròn, thật chặt và cách ăn cũng là nắm từng miếng nhỏ với các loại rau ghém sao cho vừa miệng.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Tiệc hội nghị tại nhà hàng F-Plaza

F-Plaza - tòa nhà 9 tầng tại 159 Triệu Việt Vương, ngay dưới chân tháp đôi Vincom - là tổ hợp nhà hàng, dịch vụ với quy mô lớn, hệ thống phòng VIP tiện nghi, nhiều sảnh ăn, quy mô lớn.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm