Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân cha mẹ có thể cân nhắc.
Mọc răng: Nhỏ dãi thường là dấu hiệu bé mọc răng, lúc này bé sẽ hay cắn và khiến tuyến nước bọt hoạt động tích cực hơn.
Nhiễm trùng: Có thể bé bị viêm miệng khiến tuyến nước bọt bị kích thích. Nhỏ dãi là cách cơ thể tự chống chọi lại với viêm nhiễm.
Quá trình phát triển: Cha mẹ có thể nhận thấy bé nhỏ dãi nhiều hơn bắt đầu từ khi được 3 tháng tuổi. Đây là bước phát triển bình thường. Bé sẽ không mọc răng cho tới khi được 6 tháng, răng đã bắt đầu phát triển trong lợi bé khiến tuyến nước bọt hoạt động tích cực.
Tiêu hóa: Nước dãi do miệng tiết ra sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm đau bụng và giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé hoạt động tốt hơn.
Trào ngược axit dạ dày: Bé trớ sữa nhiều là do cơ tâm vị yếu và dạ dày còn ở thế nằm ngang, khiến bé dễ bị trào ngược axit và nôn trớ. Hiện tượng này làm thực quản của bé bị kích ứng và gây khó chịu. Nhỏ dãi và nuốt nước bọt giúp bé làm dịu dạ dày và dễ chịu hơn.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay nhỏ dãi. Các lý do thường không nguy hiểm, Trên thực tế, nhỏ dãi là phản ứng tích cực ở bé. Trường hợp cha mẹ vẫn cảm thấy bé nhỏ dãi quá nhiều thì nên đưa con đi khám.
Khánh Vy (Theo boldsky)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet