Nội dung

Lẩu mắm không phải của riêng Sài Gòn, mà là món ruột của miền Nam, biểu tượng của sông nước. Đây là sản phẩm của sự giao thoa văn hoá ẩm thực giữa người Khmer bản địa, người miền Trung và miền Nam khẩn hoang.

Món ăn này là "bản hòa tấu" tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi như cá, tôm, cua, mực, thịt bò, heo và đặc biệt các loài rau rất đa dạng. Nơi mảnh đất hoang dã miền Nam mọc thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: Rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm.

Đổi vị cho cả nhà với lẩu mắm đậm đà

Lẩu mắm đậm đà hương vị miệt vườn. 

Với nguyên liệu phong phú, món ăn này đem lại cho thực khách ngoài sự ngon mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất dồi dào, các chất sinh năng lượng và các vitamin.

Đặc trưng của lẩu mắm là nước lèo mắm chưng, thường là mắm cá sặc, cũng có nơi dùng mắm lóc, mắm linh, mắm trèn. Thêm vào đó là một số gia vị khác nêm kèm, để át bớt mùi mắm. Thực ra đây là một hình thức mắm kho được nâng cao lên tầm nghệ thuật. Nghệ thuật này được thể hiện cả trong cách trang trí món ăn và cả cách ăn phối hợp đủ sắc, hương, vị trong từng miếng ăn làm sao đủ sắc trắng, xanh, tím, hồng, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay..

Cách nấu lẩu mắm:

Nguyên liệu:

- Một hũ mắm cá sặc.
- 800 g xương heo.
- 500 g thịt ba chỉ, xắt lát mỏng.
- 500 g cá bông lau (cá dứa, cá hú) rửa sạch cắt làm đôi.
 500 g mực tươi, chà muối, rửa sạch, xắt miếng vuông 4 x 5 cm (nên lạng xéo cho mực bông lên sẽ đẹp hơn) rồi xếp ra đĩa.
- 300 g tôm cỡ vừa, để nguyên vỏ.
- 2 quả cà tím, chẻ 4 theo chiều dọc, cắt khúc.
- 3 chén đậu đũa và đậu bắp cắt khúc 3 cm.
- Một tô nước dừa.
- 3 nhánh sả đập dập, 1 muỗng sả bằm, 2 củ tỏi bằm, 3 trái ớt 3 nhánh hành tươi.
- 2 kg bún nhỏ.
- Dầu ăn, muối, đường thẻ.
- Rau sống: Rau muống bào, bắp chuối, ngó súng, rau nhút, rau đắng, giá, hẹ, 1/2 trái thơm cắt lát.
- Rau thơm: Húng quế, húng lũi, diếp cá...

Thực hiện:

- Cho xương heo vào nồi nước lạnh, đun sôi trên lửa vừa rồi vớt bỏ bọt. Sau đó nêm ít muối và giảm nhiệt, ninh trong 2-3 giờ. Cuối cùng vớt bỏ xương.

- Lấy một chiếc nồi nhỏ, cho vào 2 lít nước lạnh nấu sôi. Cho lọ mắm sặc đã pha sẵn vào, đun lửa nhỏ cho đến khi mắm tan rã hết thịt cá thì lược bỏ xương. Thêm sả và nước cốt dừa vào hầm nhỏ lửa tới khi có được nồi súp màu hơi đục.

- Cho dầu ăn vào chảo, phi tỏi hành và sả bằm cho thơm rồi cho thịt ba chỉ vào xào, nêm nước mắm, đường và tiêu.

- Cho nước đun mắm sặc và sả vào nồi nước xương hầm. Đun sôi trở lại, nêm thêm đường thẻ mặn ngọt vừa ăn. 

- Khi ăn cho tất cả ra nồi lẩu, đun sôi lại và cho tôm, thịt heo, đậu đũa, đậu bắp và cà tím vào nấu sôi 2 phút, nhúng kèm các thứ rau vào lẩu mắm. Khi ăn gắp từng thứ ra chén. Ăn nóng với bún, chanh, ớt.

Lê Hà Ngọc Trâm

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Lạ miệng cà ri hải sản

Vị ngọt đặc trưng của hải sản kết hợp với cái beo béo, cay cay của nước cà ri, vị bùi thơm của khoai môn sẽ khiến món ăn hấp dẫn, lạ miệng. 

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm