Đây là món ăn nhà quê, thường dùng để ăn sáng hoặc lúc xế chiều như một thức quà vặt. bánh đúc được biến tấu với nhiều loại như đúc lá dứa, khoai môn, hến... Trong đó, bánh đúc đậu phộng với hương vị thanh mát, beo béo lại dễ chế biến nên được nhiều người ưa thích.
Bánh đúc có màu trắng tinh, khi ăn mềm, mát và beo béo rất ngon miệng. Ảnh: K.H. |
Nguyên liệu làm bánh đúc là bột gạo. Để bánh đúc ngon, mềm mà không bở thì phải chọn loại gạo tẻ đem vo sạch, ngâm trong vài giờ đồng hồ cho gạo mềm trước khi xay. Hòa tan ít vôi với nước lạnh, để cho lắng cặn và chắt lấy nước vôi. Tiếp đến, pha nước vôi với bột gạo đã xay theo tỷ lệ nhất định để bánh được giòn, không quá dẻo. Sau đó để khoảng hai, ba giờ đồng hồ cho mùi vôi bay hết trước khi đem nấu.
Nước chấm tương bần được nhiều người ưa thích khi ăn với bánh đúc. Ngoài ra, bạn có thể ăn với mắm tôm, mắm nêm... Ảnh: K.H. |
Đặt nồi lên bếp, làm nóng dầu ăn và cho bột gạo vào khuấy liên tục cho đến khi bột sánh lại, cho đậu phộng vào khuấy tiếp rồi đậy vung lại và giữ đều lửa. Thỉnh thoảng, mở vung khuấy bánh cho đến khi bột gạo sánh đặc lại, sau đó đổ bánh ra trên một tàu lá chuối chuẩn bị sẵn. Để thật nguội rồi cắt thành từng phần vừa ăn.
Bánh đúc là món ăn nhà quê được nhiều người ưa thích. Ảnh: H.N. |
Bánh đúc ngon không thể thiếu nước chấm, có nhiều loại cho bạn chọn lựa như mắm tôm, mắm nêm, tương bần... Ăn bánh đúc khi nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của nó. Cầm một miếng bánh, chấm vào chén nước chắm và thưởng thức.Cái vị đậm đà của mắm tôm, mặn mà và thơm nồng của mắm nêm hay cái vị ngọt hơi bùi của tương bần... thấm đẫm trong cái mềm, mịn và beo béo của bánh đúc.
Khánh Hòa
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet