Nội dung

Không biết tự bao giờ, bà con quê tôi biết làm những “cây bánh chè lam” (chà lam) để cúng ông bà tổ tiên vào những dịp dỗ chạp, lễ tết. Nguyên liệu làm bánh mộc mạc, đơn giản, ở quê nhà nào cũng có thể sắm được: chục bò gạo nếp, dăm chai mật mía, lạc rang, gừng nướng chín sắt thành miếng mỏng.

Cứ đến độ gần Tết, cho dù bận rộn đến mấy, mẹ tôi vẫn tranh thủ lấy chục bò gạo nếp hoa vàng, trắng đều, hạt căng mẩy, sàng xẩy cẩn thận rồi rang trên chảo gang cho gạo vàng. Ngày hôm 27 tết, mùi gạo nếp rang đã thơm lừng, ấm áp lan tỏa khắp căn nhà nhỏ. Quan trọng nhất là rang gạo làm sao để không cháy quá, nếu không bánh sẽ có mùi khét. Sau đó dùng cối xay mịn gạo đã rang chín, càng mịn thì bánh càng dẻo và ngon.

Đậm đà bánh chè lam quê mẹ

Quê tôi là vùng nguyên liệu mía, nên không khó để mẹ chọn mật mía ngon. Nhiều nơi mọi người dùng đường trắng để làm bánh, nhưng không có gì ngon ngọt đậm đà cho bằng làm bánh chè lam từ mật mía. Dùng không hết, mẹ lại cất đi, mật mía tốt để lâu càng ngon. Gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng. Lạc rang chín, bỏ vỏ lấy cối giã dập làm sao cho lạc không được nát.

Xong nguyên liệu, mẹ dùng chiếc nồi nhôm, đổ 2/3 nồi nước lạnh đun sôi rồi bỏ mật vào nồi cho to lửa, bao giờ mật và nước trong nồi sánh lại, nếm thử mật, độ ngọt vừa phải, lấy đũa đảo mật rồi nhấc lên, nếu thấy mật kết dính nêm ngọt vừa phải thì bỏ gừng và lạc vào quấy đều, tiếp tục đổ bột gạo nếp đã say nhuyễn vào, vừa đổ vừa đảo đều tay, cho nhỏ lửa để bột không bị dính và bị cháy.

Bột chín, mẹ lấy chút bột gạo còn lại phủ lên trên mặt mâm cho bánh khỏi dính và dễ nặn, sau đó múc từng muôi bột vào mâm. Công đoạn này chị em tôi rất thích, đứa nào cũng tranh giành để được ngồi vào giúp mẹ lăn bánh, tán những cục bột thành những miếng bánh dài, mịn, bột khô phủ kín những chiếc bánh, bánh càng nặn và lăn nhiều lần thì càng dẻo, chắc.

Tối 30, mẹ chọn những khúc chè lam đẹp nhất, mịn màng nhất xếp vào đĩa, bày cùng những thứ hoa quả khác. Đêm giao thừa, cả nhà xum họp, mẹ cắt bánh, tôi xin miếng bánh đầu tiên từ tay mẹ, cắn miếng chè làm: vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng và một chút bùi bùi của lạc, nhấp một ngụm trà, ngọt lành, ấm áp đêm giao thừa.

Bùi Huấn

Mời bạn đọc chia sẻ các món ăn ngon, lạ ở các vùng miền về doisong@vnexpress.net. Bài viết có nhuận bút.

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Tiết thu Hà Nội, ngồi quán cóc, xuýt xoa bánh rau chiên

Bánh rau chiên là một món mặn ăn chơi hút hồn giới trẻ Hà Thành. Không khó để tìm được một quán bán bánh rau chiên ở những phố Phùng Hưng, Nguyễn Biểu, Nghĩa Tân…ngồi tụm năm tụm bảy, vừa xuýt xoa cái lạnh vừa hít hà mùi thơm nóng hổi từ đĩa bánh rau.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Ngon lạ với mắm tép quê nhà

Giữa cái lạnh của tiết trời đông, bưng bát cơm trắng, chan thìa mắm tép, có thể cảm nhận được từng hạt gạo dẻo thơm, quện với vị đậm đà của của mắm tép đồng, khiến người ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Nhớ món cá lòng tong muối chiên giòn

Bữa cơm dân dã dọn lên, trong đó có món cá lòng tong muối chiên giòn và tô canh bầu tỏa hương thơm ngát. Gắp một con cá chiên cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị mặn, giòn, béo của cá lan tỏa vào miệng kích thích mọi giác quan.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm