Nội dung

Theo chân những người con đất cố đô vào Sài Gòn lập nghiệp, bánh bèo nhanh chóng trở thành món ăn được ưa thích, góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực vốn đa sắc của thành phố mang tên Bác.

Không biết bánh bèo có từ bao giờ, cũng không ai giải thích được vì sao gọi là bánh bèo. Chỉ biết rằng chiếc bánh mỏng manh, bình dị đó là đặc sản nổi tiếng của đất kinh kỳ. Được làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc chén con nhỏ xíu, ăn kèm với nước mắm ngọt, đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa bên trong là một quá trình chế biến đầy công phu của người dân ở đây.

Đậm đà bánh bèo xứ huế

Chiếc bánh bèo nhỏ xíu là món ăn dân dã trong đời sống của người xứ Huế. Ảnh: Khánh Hòa.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo. Muốn chiếc bánh bèo dẻo, mềm và thơm ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo còn thơm hương lúa mới. Gạo được vo sạch, ngâm nước trong nhiều giờ trước khi đem xay. Gạo sau khi xay thành bột mịn, người thợ pha vào một ít nước lọc để bột lỏng nhưng vẫn giữ được độ dẻo nhất định.

Sau khi đã chuẩn bị xong phần bột, người thợ đổ bánh sắp những chiếc chén con bằng nắm tay vào một chiếc vỉ hấp, chế bột vào từng chiếc chén và đem hấp. Để chiếc bánh không dính vào thành chén khi chín, người thợ thường thoa một lớp dầu lên thành chén trước khi đổ bột vào. Muốn bánh chín đều và có màu trắng sữa, trong quá trình hấp phải canh lửa thật lớn, nếu lửa nhỏ, nước không đủ độ sôi, chiếc bánh sẽ bị sượng, không chín hết bột.

Một thành phần quan trọng tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho bánh bèo là phần nhị màu gạch được làm từ tôm cháy. Làm tôm cháy khá đơn giản nhưng tốn không ít thời gian. Tôm mua về được làm sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, cho phần thịt vào giã thật nhuyễn. Làm nóng chảo trên bếp, cho tôm đã giã nhuyễn vào và cháy đều đến khi tôm mịn và khô rang là được.

Chiếc bánh bèo hấp dẫn với màu trắng của bột gạo, màu vàng rộm của tôm cháy sẽ tròn vị hơn với chén nước mắm ngọt cay xé lưỡi, là chất xúc tác làm cho món ăn dân dã này trở nên tròn vị. Nước mắm ngọt được nấu từ hỗn hợp nước mắm, nước lọc và đường, nấu sôi để các hỗn hợp đó hòa quyện vào nhau, không mặn có vị hơi ngọt cùng một vài lát ớt sừng cay đúng chất Huế.

Đậm đà bánh bèo xứ huế

Ăn bánh bèo huế đúng cách là phải ăn trong khuôn bánh, chan vào một ít nước mắm ngọt và thưởng thức. Ngoài phần tôm cháy, có nhiều nơi còn cho vào một ít da lợn chiên vàng, giòn rụm khi ăn. Ảnh: Khánh Hòa.

Ngồi vào bàn, gọi một mâm bénh bèo và thưởng thức. Từng chén bánh bèo nhỏ xíu còn nóng hổi được sắp đầy ra mặt bàn cùng chén nước mắm ngọt thơm ngon. Chan một tí nước mắm vào từng chén bánh và thưởng thức. Ăn bánh bèo Huế phải ăn từ từ mới cảm nhận hết được cái thơm ngon của nó. Vị ngọt của tôm cháy, cái đậm đà cay nồng của nước mắm hòa quyện với những chiếc bánh bèo thơm ngon tạo nên một cảm giác không thể nào quên khi thưởng thức.

Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé đến các quán ăn gốc Huế trên những tuyến đường Kỳ Đồng (quận 3); Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận); Huỳnh Tịnh Của (quận 3)...

Khánh Hòa

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm