Nội dung

Để làm mì bún cần trải qua nhiều công đoan khá phức tạp, cầu kỳ và tốn công sức. Gạo được chọn phải là những loại gạo có độ nở cao, không chọn những loại gạo quá dẻo vì mì sẽ bị dính không tách được. Gạo được đem vo sạch cho hết cám, sau đó cho vào chum vại hoặc thau ngâm qua đêm cho hạt gạo trương. Tiếp đến vớt gạo ra cho ráo nước và xay gạo thành bột.

Khi xay xong gạo ta sẽ có một thứ bột trắng ngần, dẻo và sánh. Bột tiếp tục được lọc, ủ qua đêm để sáng sớm hôm sau ép khô và cho vào máy chạy mì.

Cầu kỳ như mì bún bắc giang

Bột mì đã ngâm được cho vào máy để đùn ra các bánh sợi mì.

Mì sẽ dính với nhau thành phên chảy ra liên tục từ đầu máy, người làm phải dùng kéo cắt thành khúc dài khoảng 70cm - 80 cm rồi trải đều ra bao tải.

Bánh tráng tiếp tục được ủ khoảng 3 tiếng để cho sợi mì nguội và không bị dính. Tiếp đến, người làm sẽ ngâm mì vào nước lạnh để những sợi mì tách ra rồi dùng lược thưa chải để những sợi mì gọn gàng, không đóng cục.

Cầu kỳ như mì bún bắc giang

Các bánh mì sau đó được ngâm vào nước để chải thành sợi riêng rẽ.

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì khi ngâm những “bánh mì” vào nước lạnh không nên ngâm lâu quá mà chỉ ngâm khoảng nửa tiếng đủ để sợi mì tách rời.

Mì ngâm xong được vắt lên những thanh tre dài, phơi cho khô từ 2 đến 3 nắng. Nếu được nắng thì sợi mì sẽ giòn và thơm, còn nếu chẳng may gặp phải những hôm trời mưa, âm u thì mì sẽ bị hôi coi như hỏng. 

Cầu kỳ như mì bún bắc giang

Mì sau khi chải qua nước được phơi khô để dùng dần.

Mì bún có sợi rất nhỏ, trắng ngần, giòn dai. Mì bún không những là nghề để người dân nơi đây kiếm sống mà còn là món ăn quen thuộc, hấp dẫn với tất cả mọi người. Nó được chế biến ra rất nhiều món ăn ngon khác nhau như mì luộc chấm mắm ớt, mì phở, mì xào nấm,.... Dù chế biến món nào đi nữa nhưng đều có một nét chung đó là vị ngọt đậm đà dẻo dai của sợi mì, không thể lẫn.

Dương Thị Loan

Mời bạn đọc chia sẻ các món ăn ngon, lạ ở các vùng miền về doisong@vnexpress.net. Bài viết có nhuận bút.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Tuần lễ ẩm thực Nhật Bản

Đây là một hoạt động được tổ chức tại TP HCM diễn ra từ ngày 8 đến 30/3, với những món ăn đặc trưng của xứ Phù Tang như: Mì Udon, Yakisoba, Ramen, súp Miso, gia vị rắc cơm Furikake, bánh quy hình thú…

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Mùa mưa về vùng Bảy Núi ăn bọ rầy

Bọ rầy là một loại côn trùng cánh cứng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và kéo dài trong khoảng một tháng, nhiều nhất là ở vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và vùng biên giới Tây Nam.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm