Nội dung

Ba mẹ tôi từ miền Trung lên Krôngpa, Gia Lai, lập nghiệp từ những năm 80 của thế kỷ trước. Mảnh đất nghèo Krôngpa khô cằn chẳng thể trồng được cà phê, cao su hay hồ tiêu như những vùng đất Tây Nguyên trù phú khác, chỉ có cây mì là xanh ngăn ngắt cùng nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn liền với những nương mì, nương ngô và bát canh lá mì đã đi vào tâm hồn tôi như một điều gì đó thân thương lắm.

Ba mẹ tôi biết đến món canh lá mì từ những người bạn đồng bào Gia-rai. Ba nói lần đầu tiên chẳng dám ăn vì nghĩ lá mì không ăn được và ở quê ba không ai ăn lá mì cả. Ấy thế mà ăn riết rồi nghiền.

Canh lá mì món ăn từ thời kinh tế mới

Cây khoai mì (sắn) có thể lấy lá nấu canh. Ảnh: Nguyễn Bích Phương.

Lá mì để nấu canh phải là lá mì ta, các loại mì lai, mì Nhật lá to dày, ăn độc hơn và không ngon bằng. Đặc biệt ba chỉ hái lá từ những cây mì không bón bất kỳ loại phân nào. Chọn hái những lá non gần ngọn, bỏ cuống dài, đem về rửa sạch cho vào cối đá giã nát, vắt cho lá ra bớt nước xanh rồi bỏ vào nồi. Nấu kèm lá mì còn có cà đắng, thứ cà của người đồng bào, nhỏ, đắng nhưng rất ngon, thêm vài nhánh hoa đu đủ đực giã nát và dăm trái ớt hiểm cay xé.

Trước đây người đồng bào Gia-rai thường chỉ nấu canh lá mì với ít khô nai, khô cheo gác bếp từ những chuyến đi rừng hay ít cá cơm khô đổi từ chợ huyện. Nay đời sống khấm khá hơn, canh lá mì cũng biến thể đi ít nhiều: cà đắng có thể thay bằng cà xanh, cà bát, lá mì nấu kèm bộ lòng gà xắt nhỏ hay chút thịt ba chỉ băm, nhà nào sang còn nấu với thịt bò khô xé sợi, mực khô… đều ngon cả.

Canh lá mì món ăn từ thời kinh tế mới

Nguyên liệu để nấu canh lá mì gồm lá giã nát, cà xanh, hoa đu đủ. Ảnh: Nguyễn Bích Phương.

Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, chế chút nước cho săm sắp rồi đun sôi. Khi canh sôi nhớ mở nắp một lúc cho lá mì bớt độc, rồi lại đậy lại, đun kỹ đến khi lá chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm mắm muối bột ngọt cho vừa ăn là xong. Mới nhìn canh lá mì chẳng hấp dẫn lắm đâu nhưng ăn vào mới thấy thú vị. Cái đăng đắng của lá mì, cà với hoa đu đủ đực hòa lẫn vị ngòn ngọt dai dai của thịt và cay xé lưỡi của ớt hiểm thực sự quyến rũ vị giác.

Nhiều năm đi học xa nhà, giữa cơn giông bất chợt ngày hè hay những chiều mưa dầm rả rích của đất cố đô, tôi lại thèm đến nao lòng bát canh lá mì mẹ nấu. Giản dị chân chất mà bao la hào sảng như mảnh đất và con người Krôngpa

Nguyễn Bích Phương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Bánh khoai lang Tam Quan

Không chỉ nổi tiếng với những vườn dừa xanh tốt, người dân thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn, Bình Định) còn tự hào là nơi làm ra loại đặc sản đặc trưng ở Trung bộ: những chiếc bánh tráng khoai lang.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Ngọt bùi củ ấu

Khi gió heo may xào xạc trên những cánh đồng thì khắp các vùng Ninh Giang (Hải Dương) và Vũ Thư (Thái Bình) bước vào mùa thu hoạch củ ấu. Cái thú ăn món này là nhai từ từ để thấy hết vị ngọt bùi, càng ăn càng ghiền.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm