Nội dung

Cùng sự hoàn thiện không ngừng của hệ thần kinh, bé đã bắt đầu phát triển các chức năng then chốt của não bộ gồm trí thông minh , vận động, cảm xúc và giao tiếp trong suốt 40 tuần lễ thai kỳ. Ngay từ tuần thứ 3, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành não bộ và tủy sống của thai nhi đã bắt đầu diễn ra, đến tuần thứ 8 não bộ tương đối hoàn chỉnh. Tại thời điểm này, bé đã có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ. Đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy sợi dây liên kết tình mẫu tử đã hình thành và nuôi dưỡng cảm xúc sau này của con.

Thai nhi càng lớn, càng có nhiều tương tác với mẹ hơn. Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12, mỗi phút có thêm 250.000 tế bào thần kinh được sản sinh ra . Ở tuần lễ thứ 12, mặc dù mẹ chưa cảm nhận rõ sự vận động nhưng bé đã có hành vi phản xạ. Trong giai đoạn từ tuần 13 đến tuần 15, mỗi phút có khoảng 250.000 tế bào thần kinh được sản sinh ra. Cùng sự phát triển không ngừng của hệ thần kinh, bé đã cảm nhận được nhiều hơn các tác động từ bên bên ngoài. Lúc này, mẹ có thể tương tác với con bằng cách vỗ nhẹ lên bụng, bé sẽ đạp nhẹ vào bụng mẹ để “trả lời”. Các phản xạ này cho thấy bé đã có thể cảm nhận và giao tiếp với thế giới bên ngoài ngay từ những tuần lễ tháng đầu tiên còn nằm trong bụng mẹ.

Bước phát triển não bộ của thai nhi qua từng tuần

Giai đoạn bé còn trong bụng mẹ chính là thời điểm vàng để bạn đầu tư cho tương lai của con.

Bước qua tháng thứ 5, mẹ sẽ cảm nhận được sự lớn dần của thiên thần bé nhỏ. Hàng triệu tế bào thần kinh vận động hình thành và tạo thành liên kết thần kinh với các cơ, giúp bé phát triển mạnh về khả năng cử động. Đừng ngạc nhiên khi bé khá tinh nghịch và thường xuyên đá chân, cuộn mình hoặc duỗi thẳng mình ra. Giai đoạn này, thai nhi cần tới 70% nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của não bộ. Những dưỡng chất quan trọng được bổ sung kịp thời và đầy đủ sẽ giúp bé tối đa hoá tiềm năng phát triển não bộ ngay từ trong thai kỳ.

Đến tháng thứ sáu, bề mặt não bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, kết cấu tầng lớp của vỏ não đã cơ bản định hình. Đây là thời điểm các giác quan của thai nhi phát triển đạt đến đỉnh cao, não bộ phát triển tăng tốc.

Từ tháng thứ 8, các liên kết giữa tế bào thần kinh tiếp tục hình thành với tốc độ rất nhanh và kích thước não cũng tăng đáng kể. Đến khi chào đời, bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau và trọng lượng não của bé bằng 1/4 trọng lượng não người trưởng thành. Đây chính là tiền đề để trẻ học hỏi và ghi nhớ tốt hơn, cải thiện khả năng tư duy và phát triển toàn diện các khía cạnh then chốt của trí não. Cảm nhận về sự tồn tại của bé yêu ngày càng rõ rệt chính là minh chứng cho sự phát triển về não bộ và thể chất của thai nhi.

Tiến sĩ tâm lí Thomas Verny, tác giả cuốn sách “Bí mật sự sống của thai nhi” nhận định, kinh nghiệm đầu tiên ngay từ phút giây thụ thai sẽ quy định cấu trúc não bộ, đặt nền móng cho cá tính và khí chất, năng lực tư duy của từng bé sau này. Tương lai của bé sẽ được quyết định rất nhiều nhờ vào dinh dưỡng đúng và những bài học đầu tiên bé cảm nhận được trong suốt thai kỳ. Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí não tốt hơn của bé, giúp mẹ dễ dàng nuôi dạy và tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bé về sau.

Khi mẹ bổ sung dinh dưỡng đúng và hợp lý, não bộ của bé sẽ được kiến tạo và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để hình thành liên kết giữa các tế bào thần kinh. Trong các dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển của não trẻ, DHA là thành phần cấu trúc quan trọng cho sự phát triển của não ngay từ trong bụng mẹ và trong suốt những năm đầu đời. Axit béo DHA còn giúp gia tăng các kết nối của tế bào thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động thống nhất và hoàn thiện hơn, tăng cường khả năng học hỏi và tư duy cho trẻ sau này.

Cùng DHA, các dưỡng chất như sắt, axít folic, canxi… cũng là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ bé mà mẹ cần bổ sung trong thai kì. Axít folic có vai trò đặc biệt quan trọng cần được bổ sung ngay từ những tuần lễ đầu tiên trong thai kỳ, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở bé. “Bổ sung axít folic trong 3 tháng trước khi có thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ đề phòng được 75% trường hợp mắc chứng dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi”, Giáo sư sản phụ khoa Lesley Regan, tác giả cuốn “Cẩm nang mang thai toàn tập” nhận định.

Ngoài ra, những tác động thông minh như việc trò chuyện, cho bé nghe nhạc, đọc truyện cho bé nghe, vuốt ve bụng mẹ… giúp các tế bào thần kinh gia tăng kết nối và tiếp nhận thông tin nhằm tăng cường khả năng nhận biết, tư duy, ghi nhớ và học hỏi sau khi bé ra đời. Những bài học đầu đời không chỉ thắt chặt tình mẹ con mà còn hỗ trợ bé phát triển toàn diện 4 kỹ năng then chốt sau khi ra đời.

Cùng với dinh dưỡng, các tác động thông minh chính là 2 yếu tố quan trọng mang lại cho bé yêu cơ hội phát triển trí não tốt hơn, thông qua phát triển toàn diện 4 khía cạnh then chốt. Sự đầu tư cho tương lai của bé cần được thực hiện ngay từ những tuần lễ đầu tiên trong thai kỳ.

Nếu còn băn khoăn về việc ăn như thế nào mới đủ chất, ngoài việc ăn uống như bình thường, mẹ có thể chọn lựa thêm sản phẩm dinh dưỡng uy tín, được tin dùng, chứa đầy đủ dưỡng chất cho thai kỳ khỏe mạnh.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Võ Kỳ Anh

Bước phát triển não bộ của thai nhi qua từng tuần 2 ly enfamama A+ 360o Brain Plus mỗi ngày bổ sung DHA, axít folic, choline và nhiều dưỡng chất quan trọng khác phát triển não bộ tốt hơn từ trong bụng mẹ, đồng thời hỗ trợ mẹ và bé khỏe mạnh.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Lý do bé hay nhỏ dãi

Các bé hay nhỏ dãi, theo cách tự nhiên, là để giảm lượng vi khuẩn trong miệng. Cha mẹ thấy con nhỏ dãi nhiều hơn bình thường chớ lầm tưởng do con đói.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm