Nội dung

Ngoài việc nâng cao thể trạng, chống đỡ với các loại bệnh khác nhau, cháo còn góp phần đẩy lui nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chỉ cần bổ sung vài gia vị khác, bạn sẽ có vị thuốc chữa bệnh tốt. Bà Vũ Thị Liên, Giám đốc chuỗi cửa hàng “Cháo Gia Đình” chia sẻ kinh nghiệm để giúp món cháo ngon, bổ dưỡng hơn.

Một quả mướp (đã thái nhỏ và luộc chín) cho vào một bát cháo nấu sẵn giúp những người bị cảm, ho cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Loại cháo này làm mát huyết, trừ cảm gió, ho có đờm, giải độc, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, băng huyết. Đây là món ăn bổ trợ cho những người đang chữa viêm khí phế quản mạn tính, lở ngứa do nóng nhiệt.

Khoảng 20-30g sắn dây thêm vào bát cháo nấu sẵn, ăn khi còn nóng rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Ngoài ra, loại cháo này cũng bổ trợ cho người bị bệnh mạch vành, đái tháo đường, tả lị gây tỳ hư, miệng khô, khát nước nhiều trong mùa hè.

Bạn có thể dùng 30g tỏi bóc vỏ, xát mỏng, nấu sôi 5 phút, chắt lấy nước cho vào bát cháo, ăn nguội rất tốt cho những người không có cảm giác thèm ăn. Loại cháo ăn hơi cay vì có tỏi, có khả năng làm giảm chất mỡ trong máu, sát trùng diệt khuẩn. Ngoài ra, món ăn còn kích thích tiêu hóa gây thèm ăn, hạ huyết áp và chống ung thư.

60g rau răng ngựa hay còn gọi là rau trường thọ, rửa sạch thái nhỏ, quấy vào nồi cháo đang sôi sẽ có tác dụng chữa bệnh lỵ cấp tính, viêm ruột mùa hè gây rối loạn tiêu hóa, đau quặn, mót rặn đi ngoài lúc loãng toàn nước lúc phân lẫn chất nhày như mũi.

Bên cạnh đó, 30g lá tre đun lấy nước rồi cho vào cháo, ăn nguội có tác dụng làm cơ thể đỡ khát nước trong mùa hè, hết lo âu phiền muộn, chữa mắt đỏ do can uất, nước giải vàng do thận hư, thanh nhiệt trong mùa hè oi bức.

30g lá bạc hà tươi, sắc lên lấy nước cho vào nồi cháo, cho thêm ít đường phèn, ăn trong ngày để chữa bệnh sốt nóng, đau đầu, mắt đỏ, đau họng, nói khàn, giải cảm.

Những người bị bệnh đau đầu khó chịu, tức ngực đau sườn, nôn mửa đi lỏng, bụng ấm ách không tiêu, tinh thần buồn bã, ăn ngủ thất thường có thể được chữa khỏi nếu dùng 15g hoắc hương đun sôi lấy nước cho vào cháo, thêm một chút đường đỏ hay muối vừa đủ, để nguội, ăn trong ngày.

100g hoài sơn (củ mài) nấu lẫn với cháo, khi chín cho gia vị vừa đủ, ăn nguội có tác dụng bổ tỳ vị, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát, bình xuyễn, sáp tinh. Cháo ăn chữa được bệnh tả lỵ lâu ngày, hư lao, tiểu đêm nhiều lần, thận hư yếu.

Bổ sung gia vị cho cháo bổ dưỡng

Hiện nay, thương hiệu Cháo Gia Đình có rất nhiều loại cháo để khách hàng lựa chọn như cháo gà, cháo bò, cháo tôm, cháo thịt heo, cháo cá, cháo tim - bầu dục... Mới đây, thương hiệu Cháo Gia Đình ra mắt cửa hàng đầu tiên tại 26 Hòe Nhai (ĐT: 04.22600680). Trong thời gian tới, một chuỗi cửa hàng Cháo Gia Đình sẽ được triển khai để phục vụ thực khách tại Hà Nội với dịch vụ giao cháo tận nhà.

 (Nguồn: Cháo Gia Đình)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cánh gà chiên mắm

Món ngon này làm rất đơn giản, lại đậm đà, dễ ăn, bạn có thể làm ngay để cả nhà được thưởng thức tối nay.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm