Nội dung

bánh trung thu là món ăn ngon miệng, thường được dành tặng nhau trong dịp tết trung thu. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bảo quản để bánh không bị hư hay bị mốc khi để dài ngày. Những chia sẻ dưới đây của đầu bếp Võ Quốc sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc cất giữ bánh trung thu:

Bảo quản bánh trung thu

Bánh trung thu với nhiều loại nhân phong phú rất ngon miệng. Tuy nhiên, do kết hợp nhiều nguyên liệu nên bánh rất dễ bị mốc và hư nếu bạn không biết cách bảo quản. Ảnh: Khánh Hòa.

- Để bánh trung thu ngon, cách làm nước đường rất quan trọng. Thông thường nước đường sẽ gồm đường, nước, nước cốt chanh, mạch nha, nước tro tàu. Nên đun đường và nước trước, khuấy cho tan hết đường, khi nước sôi thì không khuấy nữa mà để lửa riu khoảng 20-30 phút, sau đó cho nước cốt chanh và mạch nha vào nấu thêm 20 phút nữa. Sau cùng cho nước tro tàu vào, để thêm 5 phút, tắt bếp để nguội, đậy kín nắp, để thời gian càng lâu thì bánh trung thu càng ngon.

- Trong quá trình nướng, nếu thấy bánh cứng thì lấy ra nhúng vào nước lạnh, để nghỉ vài phút rồi cho vào lò nướng lại. Tùy theo trọng lượng bánh mà canh thời gian nướng, vì nướng lâu nhân bánh có thể nở ra làm vỏ bánh bị biến dạng hoặc vỡ.

- Để bảo quản bánh trung thu được lâu nên để ở nơi khô mát, tránh nhiệt độ cao hay nóng ẩm. Nếu muốn sử dụng ngay trong một vài tuần nên để bánh vào ngăn mát tủ lạnh.

- Nếu muốn để bánh trung thu ăn cả năm có thể bọc kín rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp bánh giữ được độ tươi gần như lúc mới mua. Tuy nhiên, cách này sẽ làm bánh và các thành phần trong bánh bị khô, cứng. Vì thế trước khi ăn nên cho bánh vào lò vi sóng hoặc lò nướng làm nóng lại.

Khánh Hòa

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Nhậu côn trùng ở thủ đô

Món sâu đã qua chế biến được nhiều thực khách sành ăn gọi. Có người còn thích ăn sâu “sống” to bằng ngón chân cái, đang bò. Họ chấm sâu vào bát nước mắm tỏi, ớt nguyên chất và khen “Ngon tuyệt cú mèo...".

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Kẹo đậu phộng Bồng Sơn

Là thứ kẹo dân dã, kết hợp hài hòa những sản vật “cây nhà, lá vườn” như đậu phộng, mật mía, bánh tráng... từ xa xưa kẹo đậu phộng là món không thể thiếu trong các hoạt động ẩm thực của người Bồng Sơn, Bình Định.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm