Nội dung

Việc xác định dấu hiệu thiếu máu ở người lớn dễ hơn ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, giảm hoạt động, da xanh tái thì nên đưa con đi khám để được bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân thiếu máu ở bé và có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở trẻ:

- Bất thường ở hemoglobin (Hb): Đây là phần có sắc tố màu đỏ, tạo nên màu của hồng cầu và máu. Do đó, một hồng cầu có rất nhiều phân tử Hb. Về mặt chức năng, hb là phức hợp hóa học có nhiệm vụ gắn kết ôxy từ phổi, sau đó mang đi khắp cơ thể. Cơ cấu và chức năng của hồng cầu phụ thuộc vào số lượng và chất lượng hiện tại của Hb trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra bất thường ở Hb của trẻ, dẫn tới giảm số lượng hồng cầu, gây thiếu máu. Tuy nhiên, vấn đề này không phổ biến ở trẻ sơ sinh.

- Hình dạng của hồng cầu thay đổi bất thường: Mạch máu là những ống nhỏ xuyên toàn cơ thể, có những ống cực lớn và có những ống nhỏ đến mức ở cùng một thời điểm, chỉ có một hồng cầu đi chuyển qua được. Thông thường, hồng cầu có hình dạng của một chiếc bán rán có thể linh hoạt để đi qua những đoạn nhỏ của mạch máu. Nếu hồng cầu có dạng bất thường sẽ khó khăn di chuyển trong mạch máu, bị tiêu diệt và dẫn đến thiếu máu.

5 nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở trẻ

Nếu cha mẹ thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, giảm hoạt động, da xanh tái thì nên đưa con đi khám để được bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân thiếu máu ở bé và có cách điều trị thích hợp.

- Biến dạng trong xương tuỷ: Tuỷ xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nếu xương tuỷ bị biến dạng, quá trình sản xuất hồng cầu cũng bị ảnh hưởng. Một số virut và khói thuốc lá có thể gây ra rối loạn chức năng này. Bệnh bạch cầu hay ung thư tuỷ xương làm giảm quá trình sản xuất bình thường của hồng cầu.

- Trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Cơ thể trẻ cần được nạp đủ sắt, vitamin b12 và dinh dưỡng từ rau quả. Thiếu sắt và vitamin B12 dẫn tới không sản xuất đủ hồng cầu, gây thiếu máu ở trẻ.

- Một số bệnh mãn tính có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào, làm giảm hồng cầu. Ngoài ra, bệnh nhiễm độc chì cũng là một trong những bệnh có thể gây thiếu máu ở trẻ.

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra gợi ý cho cha mẹ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ:

- Nên cho trẻ ăn đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng. Trong thực đơn hằng ngày mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, trứng, thịt, tôm, cá, cua, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.

- Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống...

- Bổ sung hai ly sữa mỗi ngày để bảo đảm cung cấp các loại dưỡng chất thiết yếu như vitamin B12, chất sắt , DHR, ARA… cho trẻ. Đây là chất tạo nền tảng vững chắc cho quá trình ngăn ngừa bệnh, tăng trưởng về chiều cao, cân nặng cũng như phát triển trí tuệ của trẻ.

Diệp Trương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 cách khen con tệ nhất

Khen con bằng cách so sánh con với một đứa trẻ khác có thể khiến bé thấy lời khen chẳng có giá trị gì. Vừa khen con vừa dự đoán, bạn có thể khiến trẻ bất an.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm