Nội dung

Những khi mẹ ru em ngủ, chơi với em thì bé lớn cứ mè nheo, thậm chí có biểu hiện ghét em, giành đồ chơi của em hay chọc cho em khóc. Trong khi đó, những lúc em bé ngủ là tôi dành hết thời gian chơi với bé lớn, nhưng bé vẫn ganh tị. Có cách nào để cho bé hiểu là mẹ vẫn thương yêu bé không? (Hương)

Làm gì khi con đầu hay ganh tị với em

Ảnh minh họa: Kid'health.

Trả lời:

Chị Hương mến,

Cháu đầu nhà chị đã có bốn năm được hưởng trọn sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ. Bây giờ có em, cháu phải san sẻ tất cả những gì cháu đang “độc quyền”. Vì vậy, cháu tỏ thái độ phản ứng lại với em bé - người mà cháu nghĩ đang lấy bớt của cháu tình yêu của mẹ, thời gian của mẹ - là một phản ứng thường gặp chị ạ.

Để khắc phục thái độ “ghen” này của các bé đầu lòng, cha mẹ cần làm công tác tâm lý cho bé ngay khi có ý định sinh em bé thứ hai. Và sự chuẩn bị này phải làm thường xuyên liên tục. Cha mẹ cần nói với bé về ý định sinh thêm một người bạn cho bé, thêm người chơi với bé, thêm người bảo vệ bé khi bé bị bắt nạt… Khi mang bầu bé thứ hai, cha mẹ thường xuyên để cho con nói chuyện với em bé, chơi với em bé, đồng thời tham gia vào quá trình thai giáo – dạy bé trong bụng mẹ cùng cha mẹ.

Nếu chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo từ sớm, cháu sẽ bớt cảm giác ghen với em, sẽ yêu thương em và cùng giúp mẹ chăm em.

Trường hợp cháu nhà chị có biểu hiện ghét em, giành đồ chơi, chọc em khóc có thể xuất phát từ nguyên nhân cháu cảm thấy chưa sẵn sàng đón nhận một thành viên mới của gia đình, thấy thiếu tình yêu của mẹ. Dù chị đã dành thời gian cho cháu khi em bé ngủ nhưng cháu vẫn thấy chưa đủ, chưa an tâm.

Thậm chí, các cháu khi lớn lên còn luôn hỏi mẹ thương ai hơn nữa. Có bé còn có mặc cảm mẹ chỉ thương anh chị hay em mà không thương mình. Từ đó bé mặc cảm, tự ti và ngầm ghen ghét anh chị hay em mình. Cảm xúc tiêu cực này rất cần cha mẹ quan tâm và điều chỉnh.

Có nhiều cách để điều chỉnh cảm xúc của bé trong trường hợp này:

- Cho con cùng tham gia chăm em bé cùng mẹ: Nhờ cháu giúp những việc nho nhỏ như lấy tã cho bé, chuẩn bị đồ tắm cho em bé.

- Tạo trò chơi giữa cháu và em bé: Cho bé lắc lục lạc, đung đưa bóng bay cho em bé chơi. Khi thấy em bé cười, hãy khen cháu đã biết dỗ em.

- Khuyến khích, động viên, khen ngợi vai trò làm anh/chị của cháu để cháu thấy sự quan trọng của mình với cha mẹ và em bé, ví dụ: “Con xứng đáng là người anh/chị khi con giúp mẹ chăm em. Mẹ rất tự hào về con. Em bé rất vui khi con chơi với em đấy”.

- Thường xuyên nói: “Có em con sẽ có thêm bạn, thêm người cùng chơi, cùng bảo vệ nhau…” để cháu hiểu khi có em cháu sẽ “được” rất nhiều.

- Luôn công bằng trong việc quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ hai bé. Ví dụ cùng mua đồ chơi cho hai bé, có thể khuyến khích cho bé lớn chọn đồ chơi cho em.

- Dù bận chăm sóc em bé, nhưng cha mẹ vẫn luôn quan tâm đến cháu bằng ánh mắt, nụ cười, bằng những cử chỉ quen thuộc, như xoa lưng, cõng cháu như trước khi có em bé.

- Không mắng, phạt khi cháu có biểu hiện xấu với em. Hãy phân tích cho cháu hiểu hành động cháu làm là sai và cha mẹ rất buồn khi cháu làm như vậy.

- Tránh để cháu một mình với em bé, vì có thể cháu sẽ có những hành vi khó kiểm soát gây nguy hiểm cho em bé.

Nếu những rối loạn hành vi của bé có dấu hiệu tăng lên, cha mẹ nên đưa bé đi gặp chuyên viên tham vấn tâm lý, bác sĩ tâm lý nhi để được tư vấn và giúp đỡ.         

Sự thay đổi của cháu phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm và tình yêu thương của chị và ông xã. Chúc anh chị giúp cháu sớm hòa đồng và yêu thương em bé.

Chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Trẻ đổi tính khi mẹ sinh em bé

'Mẹ ơi, mẹ bón cơm cho con, lâu lắm rồi mẹ không cho con ăn, toàn cho em bú thôi", nhìn đứa con gái 3 tuổi mặt mũi lem nhem vừa nói vừa khóc, chị Hương chỉ biết ôm chặt con vào lòng.

Xem thêm  

Con 20 tháng chưa biết nói

Con mình 20 tháng, nói gì cũng hiểu, kêu gì cũng làm, nhưng sao chưa biết nói gì ngoài những tiếng như ba ơi, ka ka, bobo, cha cha... Mình phải làm sao để con biết nói? Có cần dẫn con đi khám không? (Huế Hương)

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm