Nội dung

Thạc sĩ tâm lý học Lê Thị Thuý Hằng, Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam nhận định, trẻ nhà giàu thường bị bắt cóc để tống tiền cha mẹ, còn trẻ nghèo bị bắt để đem bán. Trẻ nông thôn, miền núi dễ bị bắt cóc hơn vì việc giáo dục trẻ của người dân vùng sâu còn hạn chế, ít đề cao cảnh giác. Trước khi ra tay, kẻ bắt cóc thường tìm hiểu kỹ sinh hoạt thường ngày của trẻ, đánh vào tâm lý dễ tin (bằng cách kể địa chỉ nhà, số điện thoại người thân…), sở thích (rủ đi chơi game, cho quà bánh, tiền bạc…), có trường hợp dùng bạo lực.

Mới đây Công an huyện Phú Xuyên, Hà Nội, phát hiện một vụ bắt cóc trẻ em, nghi can là Nguyễn Thị Ngọc Hương, 38 tuổi, ngụ ở Đồng Nai. Hương khai thấy bé Bảo 4 tuổi vào bệnh viện ở TP HCM thăm mẹ nên đã dụ bé mua đồ chơi, dẫn lên xe khách rồi đưa ra Hà Nội định mang sang Trung Quốc bán.

Dạy trẻ tránh xa mẹ mìn

Minh họa: sgtt.vn

Cách đây chưa lâu cũng xảy ra vụ 7 học sinh cấp 2 tại TP HCM bị bắt cóc dưới hình thức đi “phỏng vấn nhận quà”. Một vụ khác, bé An học lớp 2 trong lúc chờ mẹ đón ở cổng trường bị một người đàn ông phóng xe đến bảo mẹ cháu bận công chuyện nhờ đón con. Ông ta kể tường tận tên của ba mẹ và vài thông tin về gia đình, bé An tin tưởng leo lên xe.

Trước đó, bé Đạt, học sinh lớp 3 một trường ở quận Bình Thạnh trong lúc đợi người nhà đến đón sau giờ tan học, có một người đàn ông đến cho hộp sữa, hỏi han rồi đề nghị chở về giúp. May mắn là trong những vụ việc này, cơ quan điều tra truy tìm được tung tích các bé và đưa về nhà bình an, không như một số vụ trẻ bị bắt cóc gây thương tích, thậm chí bị sát hại.

“Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Nếu cha mẹ do lo sợ chuyện xảy đến cho con mà tìm cách ngăn cấm khiến trẻ thiếu vốn sống để tự mình có được 'văcxin' phòng vệ trước cái ác", thạc sĩ Hằng cảnh báo. Theo bà, càng lớn thì nhu cầu được tự do trong giao tiếp xã hội của trẻ càng mạnh mẽ, cha mẹ muốn cấm cản hoặc kiểm soát cũng rất khó. Do vậy, cần dạy và hình thành cho trẻ tính tự lập, tự chủ trong cuộc sống. Không thể lúc nào cũng ở bên con nên cần hướng dẫn trẻ tự phục vụ mình, nhận biết những nguy hiểm cần tránh.

Cụ thể, cần dạy trẻ biết đề cao cảnh giác: Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. Đi ra ngoài phải thông báo mấy giờ về, đi với ai, làm gì… Không về khuya. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. Không đi nhờ xe người lạ. Không để người lạ chạm tay vào người. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có mỗi trẻ. Không cho người lạ biết trẻ đang ở nhà một mình. Không nghe theo lời của người lạ dẫn đi đâu hay chở về nhà; trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen thì trẻ cần thông báo cho thầy cô biết rồi nhờ gọi cho cha mẹ xác minh. Nếu lỡ đi theo người lạ mà thấy khác thường thì tìm mọi cách gọi điện thoại liên lạc với gia đình, hoặc hô hoán cho mọi người cứu…

Khi nói chuyện với trẻ, cần nhẹ nhàng và làm sao để trẻ coi cha mẹ như những người bạn lớn tuổi, từ đó dễ nghe lời hơn. “Việc dạy trẻ nên bắt đầu sớm, thường xuyên. Khi trẻ có thể nhận thức được sự việc là có thể từng bước dạy trẻ những điều căn bản, như vạch ra những giới hạn khi trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh hay cùng con chơi những trò có tình huống lạc đường, bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình mà có sự cố xảy ra…”, thạc sĩ Hằng gợi ý.

Theo thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thuý, giảng viên học viện Hành chính TP HCM, cố vấn chuyên môn hội quán các bà mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất chính là dạy con tự vệ, giúp trẻ tập dần thói quen tự nhận thức vấn đề. Nên khéo léo thảo luận với trẻ những bài báo thông tin trẻ em bị xâm hại, bạo hành, bị bắt cóc để trẻ ghi nhớ và rút kinh nghiệm... “Tuyệt đối không để trẻ một mình với bất kỳ ai, dù đó là bạn rất thân của gia đình. Thực tế đã có nhiều vụ bắt cóc, lạm dụng tình dục trẻ em mà thủ phạm là người thân, bạn bè cha mẹ, hàng xóm…”, thạc sĩ Thuý lưu ý.

Cũng theo bà, cha mẹ cần dạy trẻ tập thói quen ứng phó nhanh, chẳng hạn khi cha mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách vào dù là người quen biết, mà gọi điện báo người lớn. Khi bị lạc đường, gọi điện về cho gia đình hoặc đến cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ. “Cha mẹ cần lưu số điện thoại, địa chỉ của gia đình vào sổ tay, sách vở và cặp sách của trẻ. Nên dạy các bé từ sáu tuổi trở lên cách sử dụng điện thoại và các kỹ năng phòng tránh xâm hại…”, thạc sĩ Thúy nói.

Theo Sài Gòn tiếp thị

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Trẻ đổi tính khi mẹ sinh em bé

'Mẹ ơi, mẹ bón cơm cho con, lâu lắm rồi mẹ không cho con ăn, toàn cho em bú thôi", nhìn đứa con gái 3 tuổi mặt mũi lem nhem vừa nói vừa khóc, chị Hương chỉ biết ôm chặt con vào lòng.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Con 20 tháng chưa biết nói

Con mình 20 tháng, nói gì cũng hiểu, kêu gì cũng làm, nhưng sao chưa biết nói gì ngoài những tiếng như ba ơi, ka ka, bobo, cha cha... Mình phải làm sao để con biết nói? Có cần dẫn con đi khám không? (Huế Hương)

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm