Nội dung
Xử trí khi bé bị sốt

Ảnh: Wordpress

Thông thường, trẻ bị sốt trong các trường hợp như mọc răng sữa, viêm họng. Hoặc cũng có thể do cơ quan hô hấp của trẻ đã bị nhiễm khuẩn, lúc này bé thường kèm theo triệu chứng ho, thở khò khè. Đặc biệt, sốt phát ban và sốt xuất huyết là các loại bệnh mà triệu chứng ban đầu của nó là gây sốt ở trẻ trong vài ngày. Vì vậy, các mẹ phải hết sức lưu ý để đưa con em mình đi khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, trẻ sốt có thể không do nhiễm khuẩn mà do cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây bệnh như say nóng, say nắng, sau tiêm chủng văcxin…

Nếu nghi ngờ con bị sốt, tốt nhất mẹ nên cặp nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ cơ thể của bé. Khi đo bằng nhiệt kế, nếu bé sốt dưới 38 độ C thì mẹ chưa cần cho bé uống thuốc hạ sốt ngay mà nên cho bé uống nhiều nước. Nếu bé sốt trên 38,5 độ, mẹ phải cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc dùng viên hạ sốt đút hậu môn (nếu bé uống mà hay bị nôn trớ) ngay lập tức đồng thời cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do bị sốt. Cứ cách nửa giờ, mẹ nên đo lại thân nhiệt của bé để xem diễn biến chứng sốt của bé có giảm xuống hay không, từ đó có những bước chăm sóc tiếp theo.

Khi bé sốt, nếu vẫn được mặc quần áo dày hoặc quấn kỹ trong chăn bông thì sẽ làm cho thân nhiệt lên cao hơn, rất nguy hiểm cho bé. Vì vậy, cách đơn giản để hạ sốt là mẹ nên để cho bé được thoáng mát, chỉ nên mặc cho bé những quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, rộng rãi, mát mẻ. 

Ngoài ra, để hạ sốt cho bé , mẹ có thể dùng nước ấm như khi tắm cho trẻ để lau kỹ phần nách và bẹn của bé, trong thời gian khoảng 5-15 phút. Tránh để bé tiếp xúc với nước lâu, có thể bé sẽ chuyển qua cảm lạnh. Ngưng lau mát khi nhiệt độ giảm dưới 38,5 độ C. Tuyệt đối không chườm đá lạnh lên cơ thể bé. Mẹ cũng có thể dùng chanh xát vào gan bàn chân của bé để hạ sốt.

Còn nếu bé có dấu hiệu sốt cao, trên 39 độ C, co giật… thì tốt nhất mẹ hãy đưa bé đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhà nhất để các bác sĩ chuyên khoa sẽ điều trị cho bé kịp thời. Khi bé sốt cao, các mẹ nên tạm ngưng cho bé ăn, đề phòng bé sốt cao có thể gây co giật. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cho bé uống sữa để bé có một nguồn năng lượng nhất định.

Minh Tâm

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm