Nội dung

Uống quá nhiều loại đồ uống

Rất nhiều đứa trẻ chọn giải pháp uống hơn là ăn, chúng chấp nhận tất cả các loại thức uống như sữa, nước hoa quả, nước ngọt... nhưng nhất định không chịu ăn một hạt cơm nào. Đồ uống sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Lời khuyên: Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi chỉ nên uống 113-170ml nước dinh dưỡng bao gồm nước ép hoặc sinh tố một ngày. Nếu bé đang duy trì thói quen uống nhiều hơn lượng cho phép, hãy cắt giảm từ từ và tăng uống nước lọc.

Chỉ thích ăn bánh, kẹo

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì đứa trẻ nào cũng có sở thích như vậy, món ăn chúng ưa thích nhất thường là bánh quy, kẹo... Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, trẻ sẽ ăn ít thức ăn chính và dễ béo phì.

Xử lý thói xấu khi ăn của trẻ
Đừng giữ nhiều đồ ngọt trong nhà để hạn chế bé ăn - Ảnh: weightloss411.net

Lời khuyên: Bạn nên cho trẻ ăn những loại đồ ăn nhẹ với vị ngọt từ đường tự nhiên như sữa chua ít béo, trái cây tươi hoặc tự làm trái cây khô cho trẻ. Đừng giữ nhiều bánh kẹo trong nhà vì nếu trẻ đã nhìn thấy, rất khó để từ chối chúng. Tuyệt đối không sử dụng kẹo, bánh như phần thưởng hoặc sự trao đổi với trẻ.

Lười ăn bữa chính

Chúng ta vẫn thường cho trẻ ăn thêm những bữa phụ trong ngày, nhưng với một số đứa trẻ, vì những bữa phụ này mà chúng không cảm thấy đói vào bữa ăn chính. Vì thế nhiều bố mẹ chọn giải pháp cắt những bữa ăn phụ để trẻ ăn nhiều hơn vào bữa ăn chính. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em cần phải ăn tới 6 lần một ngày, bao gồm 3 bữa chính và 2 hoặc 3 bữa phụ.

Lời khuyên: Cách tốt nhất để giúp trẻ duy trì được cả bữa chính và bữa phụ là thiết lập một khung thời gian cụ thể cho mỗi bữa ăn trong ngày. Việc thiết lập khung giờ ăn cụ thể giúp trẻ hình thành thói quen mong đợi bữa ăn kế tiếp. Nếu con bạn muốn một bữa ăn nhẹ vào một thời điểm khác với khung giờ mà bạn đã đề ra, bạn chỉ nên cho chúng ăn trái cây, sữa chua, ngũ cốc...

Cách để trẻ ăn nhiều hơn:

+ Tạo không khí vui nhộn cho giờ ăn: Để khuyến khích việc ăn uống của trẻ, hãy thử đặt cho các món ăn những tên gọi thật ngộ nghĩnh, hoặc cắt tỉa các loại rau củ quả thành các hình dạng thú vị, hay sáng tạo ra những câu chuyện về ông củ cải, bà súp lũ... Trẻ sẽ háo hức và thích thú hơn.

+ Kiên trì với những món ăn mới: Hầu hết trẻ em sẽ chỉ thích món ăn mới sau khi được ăn thử 10-15 lần. Vì thế khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, hãy cho chúng ăn từng phần nhỏ, và cố gắng cho ăn cùng các loại thức ăn mà bé đã ăn quen trước đó.

+ Để trẻ cùng nấu ăn: Với những đứa trẻ đã có thể vào bếp, hãy kêu gọi bé giúp đỡ bạn khi nấu ăn. Hãy để con giúp một tay với việc nhặt rau, rửa rau hoặc chỉ nhìn cách cha mẹ làm thôi, cũng có thể để bé thích thú hơn với món ăn đó.

+ Hãy nêu gương tốt: Trẻ em sẽ có thói quen ăn giống bố mẹ chúng. Nếu con bạn nhìn thấy bạn thường xuyên ăn đồ ăn không lành mạnh hoặc nhăn mũi khi ăn các loại thực phẩm bạn không thích, thì chúng sẽ bắt chước hành vi đó. Vì thế, hãy là tấm gương sáng để chúng noi theo.

Theo Webphunu/WebMD

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm