Nội dung

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, khi được một tuổi, bé tình cờ soi gương. Nó nhìn chăm chú rất lâu ảnh mình trong gương, sau đó sờ tay lên mặt gương ở vị trí cái mũi có chấm đỏ. Đứa trẻ khoảng 15 tháng tuổi đến gần hơn và sờ vào mũi mình. Thông thường khi được hai tuổi, mọi đứa trẻ đều làm như vậy.

Rèn cái tôi lành mạnh cho trẻ dưới 3 tuổi
Để rèn ý thức về "cái tôi" cho trẻ, cha mẹ cần giúp các em phân biệt đâu là giới hạn, sự khác nhau giữa những điều được phép và không được phép làm. Ảnh: Thi Ngoan.

Đến 20-24 tháng, bé bắt đầu nhận ra sự khác nhau giữa hình ảnh của mình trong đám trẻ con cùng tuổi. Sự ý thức về cái tôi (tự ý thức) bắt đầu từ khi bé nhận ra chính mình là một con người riêng biệt, khác với những người xung quanh.

Đầu tuổi ấu nhi, trẻ còn ở trong tình trạng chưa xác định được bản thân. Trẻ nhận biết bản thân từ sự bắt chước thái độ của người khác đối với mình, ví dụ trong cách xưng hô, trẻ thường xưng tên như người khác đã gọi nên thường đáp lại kiểu như “Bin ngủ mà”, "Bin ngoan mà"...

Cuối tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu nhận biết mình là ngôi thứ nhất (lúc này bé xưng mình là "con", "em", "anh" và cả "tao" với người khác). Trẻ nhận ra tên gọi gắn liền với bản thân. Các em bắt đầy chú ý đến hình dáng của mình, các bộ phận, mắt, mũi, tay, chân và cả giới tính. Khi đó bé thích soi gương, rồi nhìn vào hình bóng mình; đứng gọi mình trong gương. Trẻ bắt đầu biết tự nhận xét, đánh giá bản thân. Ban đầu, sự đánh giá của các em dựa vào lời nhận xét của người lớn, rồi trẻ tự liên hệ mình với các nhân vật trong những câu truyện được nghe "ngoan" hay "hư".

Khi làm một việc gì đó mà được khen, trẻ thường làm đi làm lại hành động để được tán thưởng. Mong muốn được người lớn khen ngợi là nhu cầu lớn của trẻ, nên trẻ cố gắng để được khen thật nhiều. Trẻ nhận ra khả năng và sức mạnh của mình thông qua các hành động với đồ vật, ví dụ múc nước đầy xô, tắt đèn, bật đèn… Hễ làm được việc gì, trẻ tỏ ra thích thú và làm nhiều lần như vậy.

Sự tự ý thức còn biểu hiện việc trẻ muốn hiểu về bản thân trong quá khứ và mong muốn về mình trong tương lai. Chẳng hạn một em bé 3 tuổi hay nói: “Lúc con còn nhỏ, con hay tè dầm. Khi nào con lớn, con hết tè dầm, mẹ mua cho con cặp đẹp để con đi học và nhiều chuyện Đôrêmon cho con đọc nha”.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh khuyên, để giúp trẻ hình thành ý thức về "cái tôi" lành mạnh, người chăm sóc cần lưu ý:

Trước ba tuổi, trẻ vẫn chưa phân biệt rõ ràng những thứ thuộc về mình hay của người khác. Vì vậy cha mẹ cần giúp trẻ phân biệt các giới hạn, sự khác nhau giữa những điều được phép và không được phép làm. Nếu trẻ có cầm nhầm đồ của nhà trẻ, của người khác về, người lớn không nên vội la mắng trẻ là hư hỏng, ăn cắp, cần nhẹ nhàng dạy cho trẻ hiểu rằng hành động như thế là không đúng. Nhưng nếu trẻ trên ba tuổi cầm nhầm thì cần nghiêm khắc hơn với trẻ.

Thi Ngoan

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Giúp bé tự tin bước vào lớp một

"Mẹ ơi, hôm nay con không mặc váy đâu, cô nói cả lớp sẽ đi trồng cây", Bina nói với mẹ sau bữa ăn sáng. Cô bé còn tự chuẩn bị đồ đạc cho buổi dã ngoại. Để con có thể tự lập và tự tin như vậy, mẹ Bina đã phải học hỏi rất nhiều kinh nghiệm của bạn bè.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Dạy trẻ học vẽ đếm số bằng thơ

Cha mẹ có thể dạy trẻ cách vẽ chiếc ấm đơn giản qua bài thơ "Đầu tiên vẽ trái cam/ Có thể không tròn lắm/ Thế là xong cái thân/ Rồi vẽ thêm cái vung/ Nối cái vòi cho khéo/ Vung có núm dễ cầm/ Quai ấm vờn thật dẻo"...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm