Nội dung

Việc phát hiện sớm ung thư vú qua tầm soát các phụ nữ bình thường (không có triệu chứng) ở độ tuổi 30-60 là rất cần thiết để phòng chống căn bệnh quái ác này.

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ:

- Tuổi tác: Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi, khoảng 130/100.000 dân ở độ tuổi 40 và 300/100.000 dân ở độ tuổi 60.

- Yếu tố gia đình: Có mẹ, chị em gái hoặc con gái bị ung thư vú. Nguy cơ gia tăng nếu người thân bị ung thư vú lúc chưa mãn kinh hoặc bị cả hai bên vú.

- Tuổi có kinh lần đầu sớm, tuổi mãn kinh trễ.

- Tuổi khi sinh lần đầu hay tiết sữa lần đầu trễ hoặc không sinh lần nào, không cho con bú bằng sữa mẹ. Thời gian cho con bú kéo dài trên 6 tháng có tác dụng bảo vệ chống ung thư vú ở các phụ nữ trẻ.

- Trọng lượng cơ thể tăng khi trên 50 tuổi hoặc béo phì.

- Chế độ ăn nhiều mỡ thúc đẩy các gien sinh ung thư. Thiếu vitamin A có liên quan với sự tăng nguy cơ ung thư vú.

- Hút thuốc lá (thụ động hoặc chủ động). Tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Khi không có chương trình tầm soát, triệu chứng ung thư được phát hiện đầu tiên là do chính bệnh nhân nhận thấy sự thay đổi ở tuyến vú, thường là một khối u hay một chỗ dày lên, một vết lõm ở da, núm vú tụt vào trong hoặc tiết ra dịch núm vú. Khối u hay chỗ dày lên không đau, dễ nhận biết vì có mật độ chắc hơn mô tuyến xung quanh.

Ở phụ nữ dưới 30 tuổi, khối u sờ được thường là bướu sợi tuyến hay một nang. Nhưng ở phụ nữ trên 50 hoặc đã mãn kinh, một khối u ở vú cần được khảo sát bằng chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm.

Để phát hiện khối u khi còn nhỏ dưới 2 cm, chị em nên tự khám ngực mình lúc không có kinh (lúc này vú không căng nên dễ khám). Nếu đã tắt kinh thì khám mỗi tháng một lần. Khi tự khám đều đặn, chị em biết rõ tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt đâu là bình thường, đâu là bất thường.

Đứng trước gương, cởi hết áo và nịt vú, cánh tay buông xuôi xuống 2 bên hông, rồi đổi tư thế 2 tay để phía sau mông, nghiêng nhẹ người tới trước. Quan sát cả 2 vú, tìm xem có gì thay đổi về kích thước của vú (một bên lớn hơn thường lệ hoặc teo nhỏ lại), da vú (da sần sùi như da cam, da lõm xuống), núm vú (kéo lệch, thụt vào). Ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tươm ra ở đầu vú không.

Nằm ngửa, kê gối dưới vai bên phải, tay phải để sau ót, dùng các ngón tay trái (bàn tay xòe thẳng) nhẹ nhàng ép sát tuyến vú vào thành sườn, bắt đầu từ phần trên rồi đến phần dưới của vú, cuối cùng là núm vú nhằm tìm khối u. Khi khám vú trái thì đổi ngược tư thế lại. Nhớ khám vùng nách để tìm hạch.

Để phát hiện sớm ung thư vú, cần thực hiện qua các giai đoạn sau: chị em tự khám, thầy thuốc khám, chụp nhũ ảnh, siêu âm và sinh thiết.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm