Nội dung

1. Bánh ít, ram 

Không ai biết vì sao cái tên bánh là "ít", phải chăng vì cái bánh nhỏ, làm bằng một dúm bột tẻo teo! Bánh ít đem chiên (người Huế gọi là ram) sẽ trở thành bánh ram. Hai thứ bánh ít, ram này ăn kèm với nhau, gọi chung là bánh ít ram. 

Những loại bánh ngon có tên lạ

bánh ram ít. Ảnh: Vũ Hảo.

Bánh ít được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp, bột đậu xanh và bột tôm, thường được ăn kèm với nước chấm chua ngọt. Phải chọn gạo nếp chuẩn, xay bằng nước mịn, lọc lấy phần tinh. Đậu xanh hấp chín, xát nhuyễn làm nhân. Nhồi bột nhuyễn, bắt đầu vo viên nhỏ thành những chiếc bánh bột nếp, bên trong là nhân đậu xanh, sau đó hấp trong vòng 20 phút.

Đến phần bánh ram, người ta dùng loại vỏ bột nếp dẻo ấy bọc nhân tôm, thịt (đã xào với dầu, nước mắm, hành tỏi), sau đó đem ram (chiên). Khi chiên lên màu của bánh ram giòn vàng. Lúc bày ra đĩa, đặt bánh ram trên bánh ít, rắt lên những chiếc bánh một lớp bột tôm (đã chấy). Bánh ram, ít được ăn với nước chấm chua ngọt.

2. Bánh ướt

Tên là bánh ướt nhưng nó mềm, dịu chứ không ướt tí nào. Bánh được chế biến bằng bột gạo, hình tròn, mỏng, có bán sẵn ở chợ. Rất đơn giản, có thể làm bánh ướt không nhân, chấm với nước mắm ớt chanh tỏi. Cầu kỳ hơn, còn các món khác như: bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt thịt lợn… Mỗi món cần có một thứ nước chấm được pha chế khác nhau.

Những loại bánh ngon có tên lạ

Bánh ướt. Ảnh: Vũ Hảo.

Bánh ướt tôm ăn với nước mắm chanh tỏi. Thường lúc nấu tôm, lấy bớt một ít nước tôm hòa với nước mắm để có vị ngọt thanh hơn. Bánh ướt thịt lợn thì chấm với nước mắm ớt, chanh, tỏi thật cay.

Còn bánh ướt thịt nướng thì chấm với nước tương. Cách làm nước tương rất tỉ mỉ: gan lợn bằm nhỏ, tỏi giã nhỏ, mè rang chín. Cho vài muỗng dầu ăn vào chảo bắc lên bếp, dầu sôi cho tỏi vào, rồi đổ thêm tương, gan, mè, đường… để sôi một lát cho thấm là ăn được.

3. Bánh nậm

Những loại bánh ngon có tên lạ

Bánh Nậm. Ảnh: Vũ Hảo.

“Nậm” - một cái tên thật kỳ lạ, chẳng thể cắt nghĩa. bánh nậm làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong. Bột gạo hòa tan với nước, nêm thêm bột ngọt, muối, bắc lên bếp khuấy đều. Khi bột đã nhuyễn và dẻo lấy muỗng trải ra tấm lá dong, bột có màu trắng, dẻo. Sau đó rắc lên mặt bánh một lớp nhân tôm, thịt (bánh chay thì dùng nhân đậu xanh). Gói bánh lại đem hấp khoảng 10 phút. Bánh nậm chấm với nước mắm mặn, ớt cay.

Bài và ảnh Vũ Hào 

Mời bạn đọc chia sẻ các món ăn ngon, lạ ở các vùng miền về doisong@vnexpress.net. Bài viết có nhuận bút.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Đua vớt mì ống trong chiếc máng tre

Sợi mì thả xuôi dòng nước chảy trong những chiếc máng tre. Thực khách đứng hoặc ngồi xung quanh máng cố gắng dùng đũa “đón bắt” những vắt mì lướt tới... Dưới đây là hình ảnh Lễ hội mì truyền thống tại Nhật Bản.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm