Giao thừa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được thực hiện trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ.
Thông thường, lễ cúng Giao thừa ngoài trời sẽ được thực hiện vào lúc 0h ngày mùng 1 Tết. Sau khi hoàn tất lễ cúng, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng trong nhà.
Theo quan niệm dân gian, Giao thừa là thời khắc đánh dấu kết thúc năm cũ và đón năm mới, ước vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.
Trong phong tục truyền thống của người Việt, lễ cúng này sẽ được đặt ở 2 nơi là trên bàn thờ gia tiên và ngoài sân. Vậy mâm lễ cúng Giao thừa cần chuẩn bị những gì?
Mâm cúng Giao thừa trong nhàCách chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa ở trong nhà sẽ tương tự như với mâm cỗ tất niên.
Một số nơi sẽ bày biện nấu hẳn một mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên Thổ công, gia tiên. Cũng có nơi chỉ sắm một mâm lễ gồm gà luộc và xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh. Người miền nam chỉ đặt hương, ngũ quả, hoa, nến, cùng 1 quả dừa tươi đã chặt sẵn, tiền vàng mà thôi.
* Miền Bắc(Ảnh: Tô Hưng Giang)
Mâm cúng Giao thừa của người miền Bắc thường có rất nhiều món. Người ta dựa trên các nguyên tắc 4 bát 4 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Lễ vật sẽ gồm các món sau:
- Canh măng: 1 bát
- Thịt gà: 1 đĩa
- Giò lụa: 1 đĩa
- Nem rán: 1 đĩa
- Hành muối: 1 bát
- Bánh chưng/xôi: 1 đĩa
- Rau củ luộc/nộm: 1 đĩa
Nếu không cúng cỗ mặn thì mâm cúng chay nhất định phải có: Hương, hoa, trái cây, bia/nước ngọt,...
* Miền TrungNgười miền Trung cũng có cách chuẩn bị mâm cúng Giao thừa tương tự như miền Bắc, chỉ khác biệt 1 vài món do đặc trưng vùng miền.
- Bánh chưng/bánh tét: 1 đĩa
- Dưa góp/hành hoặc củ kiệu muối: 1 đĩa
- Giò: 1 đĩa
- Thịt lợn luộc: 1 đĩa
- Ram: 1 đĩa
- Măng khô: 1 bát
Một số tỉnh sẽ có thêm chả tôm, nem lụi hoặc gà bóp rau răm. Nhìn chung các món ăn là không cố định mà có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với điều kiện của từng gia đình.
* Miền NamTrên mâm cúng Giao thừa của người miền Nam sẽ gồm những món như:
- Bánh tét: 1 đĩa
- Canh khổ qua nhồi thịt: 1 bát
- Gỏi tôm thịt: 1 đĩa
- Dưa giá: 1 đĩa
- Chả giò: 1 đĩa
- Thịt kho trứng vịt (hột vịt): 1 bát
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Giao thừa ngoài trờiSong song với lễ cúng trong nhà, nhiều gia đình cũng sẽ sắm sửa lễ cúng ở ngoài trời để tiễn quan Hành Khiển năm cũ và đón quan Hành Khiển năm mới về nhà.
So với mâm cúng trong nhà, lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời có phần đơn giản hơn. Tùy vào tập tục của mỗi địa phương mà các gia đình sẽ chuẩn bị những lễ vật khác nhau.
Thông thường, trên mâm cúng ngoài trời sẽ có:
- Mâm ngũ quả với 5 màu sắc đại diện cho ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ
- Hương: 3 cây (nên chọn cây hương to)
- Hoa tươi: 1 lọ (3 hoặc 5 bông)
- Trầu cau: 1 đĩa
- Muối, gạo: Mỗi loại 1 đĩa hoặc có thể cho chung vào 1 đĩa cũng được.
- Trà, rượu
- Bộ quần áo, mũ nón thần linh
- Gà trống luộc nguyên con
- Xôi gấc/bánh chưng
Lưu ý khi làm lễ cúng Giao thừa Tết Quý MãoKhi sắp mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà, ngoài sân Tết Quý Mão 2023, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Không quan trọng lễ to hay nhỏTùy vào từng vùng miền, địa phương cũng như điều kiện mỗi gia đình mà lễ vật có thể sẽ khác nhau. Điều quan trọng không phải lễ to mà cần thành tâm kính lễ.
- Chọn gàGà trống là lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng Giao thừa. Người xưa quan niệm rằng, đây là con vật quan trọng, có thể đoán định tương lai, báo hiệu điềm lành, dữ của gia chủ.
Gà trống dâng cúng phải là gà trống hoa mới gáy có phần mào đỏ rực, chân vàng, lông mượt. Những con gà này mang biểu trưng cho sự khỏe mạnh và tinh khiết, gửi gắm mong cầu của gia chủ tới với thần linh, gia tiên.
Người Việt tin rằng, gà trống là cầu nối giữa con cháu với ông bà, tổ tiên. Nó cũng mang trong mình 5 đức tính quý là Nhân - Dũng - Trí - Tín - Nghĩa.
- Đặt gà cúng đúng hướngVới mâm cúng Giao thừa ngoài trời, bạn nên đặt đầu ra quay ra đường để nghênh đón quan Hành Khiển năm mới tới.
Đối với gà cúng trên mâm cỗ trong nhà thì bạn nên đặt gà quay đầu vào bát hương để thể hiện sự tôn kính với thần linh gia tiên. Theo quan niệm dân gian, con gà trống đặt đầu quay vào bát hương miệng há, chân quỳ và cánh duỗi tự nhiên ý chỉ con gà biết kêu biết gáy và đang chầu.
- Hành lễKhi làm lễ cúng Giao thừa, người chủ gia đình sẽ đọc văn khấn, các thành viên còn lại sẽ xếp hàng đứng trang nghiêm, quần áo chỉnh tề. Gia chủ khấn thần Thổ công, Táo quân sau đó xin phép để đón ông bà, gia tiên về ăn tết cùng gia đình. Cầu xin cho gia tiên phù hộ để con cháu được sức khỏe, bình an.
Mong rằng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn đọc có thể chuẩn bị được một mâm cúng Giao thừa đủ đầy, cầu cho năm mới nhiều may mắn, bình an và tài lộc.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet