Nội dung

Dưới đây là chia sẻ của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, Trưởng bộ môn Tâm lý ứng dụng - Đại học Sư Phạm TP HCM, về việc chăm sóc trẻ.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn, tôi có nhiều cơ hội trò chuyện với bé và bố mẹ. Nhiều người đưa con đến gặp tôi khi bé có dấu hiệu trầm cảm nhẹ hoặc mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng xa cách. Gia đình Tôm là một trong những trường hợp được tôi tư vấn. Mấy tháng trở lại đây, mẹ hoảng hốt khi Tôm (12 tuổi) học hành bê trễ, cả ngày chỉ mải mê chơi game, trở nên lầm lì và dần xa lánh bố mẹ.

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Tôm là một cậu bé hơi gầy, hoạt động chậm chạp, tính cách nhút nhát và đôi lúc phản ứng cục cằn khi bị gặng hỏi. Hỏi ra mới biết dù Tôm rất thích tham gia các trò chơi bên ngoài nhưng mẹ bé bảo bọc và hạn chế để con chơi vì sợ con bẩn, trầy xước chân tay. Sau nhiều lần bị phản đối chơi những trò vận động ngoài trời, Tôm tìm đến game để tiêu khiển, vừa vui mà lại không bị ai la mắng.

Đừng vì ngại bẩn mà cấm trẻ chơi

Bé được khuyến khích chơi những trò vận động dù lấm lem màu vẽ tại “Trại hè OMO – Manchester United” để tinh thần luôn vui tươi và phát triển nhiều kỹ năng cần thiết để lớn khôn.

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng giống Tôm là mẹ nhận thức chưa đúng về việc hướng trẻ đến những hoạt động vui chơi bên ngoài. Có mẹ cho rằng mình đã phải vất vả đi làm kiếm tiền thì con cái phải học hành giỏi giang, hết ở trường lại đến học thêm ở ngoài. Từ đó, vì dành quá nhiều thời gian cho việc học nên bé bị áp lực, không còn thời gian để vui chơi.

Ở một số bé khác có thời gian vui chơi thì lại bị cha mẹ cấm đoán, cho rằng trò này sẽ làm con đau, trò kia sẽ khiến con bẩn. Điều này vô hình chung khiến tương tác giữa bé với các thành viên trong gia đình, bạn bè và xã hội bị giảm đi đáng kể. Tâm lý này không sai và thậm chí rất phổ biến, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực đến sự phát triển tự nhiên của bé. Giống như trường hợp của Tôm, do bị ngăn cấm vui chơi bên ngoài, bé thiếu những kí ức đẹp về tuổi thơ và có xu hướng sống khép kín hơn, thụ động, luôn có tâm lý dè chừng và đề phòng người khác.

Mon là một trường hợp khác tôi từng tham vấn. Cô bé 9 tuổi này yêu cô giúp việc nhiều hơn là cha mẹ mình, “bởi cô giúp việc chơi với con nhiều hơn bất cứ ai trên thế giới này” – Mon tâm sự. Cô cho Mon nghịch nước, tắm cho cún cưng, dạy Mon làm bánh, cùng Mon tô màu hoặc trồng hoa… Bỗng một ngày cô nghỉ việc về quê, Mon khóc lóc cả tuần, bỏ ăn và tự cô lập mình. Sau hơn một tháng làm thân với con không thành, mẹ phải đưa Mon đến gặp bác sĩ tâm lý.

Đừng vì ngại bẩn mà cấm trẻ chơi

Trò chơi "Quái vật ống tròn" trong "Kho tàng trò chơi" khuyến khích khả năng tưởng tượng, sức sáng tạo của bé, để bé thoải mái vui chơi, tha hồ lấm bẩn.

Khi tôi hỏi rằng anh chị có hay trò chuyện với cháu không, đa số sẽ trả lời là có, nhưng khi được hỏi kỹ hơn thì bố mẹ mới vỡ mẽ đó không phải trò chuyện mà là hỏi han. Thường thì bố mẹ sẽ hỏi con hôm nay học hành sao, làm bài tập chưa, thi có tốt không và bé sẽ phản ứng bằng cách dạ vâng cho qua rồi bỏ lên phòng hoặc lo lắng nếu kết quả học tập không được như kì vọng của người lớn. Rất ít khi mẹ hỏi con mình hôm nay chơi có vui không, chơi với bạn bè có tốt không, con có muốn chơi trò gì ngoài trời không…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vui chơi mang lại nhiều lợi ích về mặt thể chất, nhân cách và trí tuệ của bé. Thông qua các hoạt động vui chơi đa dạng, bé sẽ khỏe mạnh, năng động và hạnh phúc hơn; cách vận dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và các kỹ năng xã hội được rèn luyện, tăng khả năng giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng trí óc, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo trong tương lai. Theo một nghiên cứu khác gần đây, có khoảng 70% trẻ cảm thấy vui hơn khi được chơi ngoài trời và khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy, việc mẹ lo lắng thái quá, sợ con đau, con bẩn khi chơi sẽ là cản trở lớn đối với sự phát triển tự nhiên của bé.

Trên thực tế, rất nhiều gia đình tôi tư vấn đã hướng bé tới những hoạt động vui chơi ngoài trời nhiều hơn. Có một điểm lưu ý rằng, kích thích trí tuệ và nhân cách của bé bằng việc để bé vui chơi đúng cách là điều rất quan trọng vì mẹ có thể nhận thấy và giúp phát triển những điểm mạnh cũng như sở trường của bé.

Chị Lan (Quận 3) – một phụ huynh ủng hộ việc vui chơi không ngại lấm bẩn của bé – kể rằng trong lúc quan sát con trai đang xúc đất trồng cây với các bạn cùng khu phố, chị nhận thấy cả nhóm không chỉ hào hứng vọc cát, xúc đá mà còn thể hiện sự phối hợp các vai trò khác nhau: bé này xới đất thì bé kia bê cây, trang trí đá màu xung quanh chậu. Bé Tin con chị năng nổ, tích cực hưởng ứng sự phân công của bạn trưởng nhóm hẳn hoi. Sau khi hoàn thành “nhiệm vụ”, quần áo Tin toàn đất cát nhưng vẫn hào hứng khoe “Con trồng được 2 cây đó mẹ ơi. Con vui lắm”.

Đừng vì ngại bẩn mà cấm trẻ chơi

Để bé vui chơi thoải mái không chỉ tác động tích cực tới thể chất, nhân cách và trí tuệ mà còn khiến tình cảm mẹ con thêm khăng khít.

Không chỉ dừng lại ở việc quan sát và để con thoải mái vui chơi, nếu mẹ dành thêm quỹ thời gian chơi cùng con, khen ngợi khi con làm tốt hoặc động viên khi vấp ngã thì sự tự tin nơi bé sẽ tăng thêm, đồng thời mối quan hệ gia đình cũng gắn kết bền chặt.

Đừng vì ngại bẩn mà cấm bé vui chơi. Để bé phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất, bố mẹ không nên bao bọc con thái quá, la mắng khi bé ngã, bị vấy bẩn. Thay vào đó, mẹ nên ủng hộ con cái vui chơi thoải mái mà không sợ vấy bẩn, tương tác với trẻ thay cho những chiếc iPad, tivi, máy tính ở nhà. Mẹ cần gạt đi những chuẩn mực sạch sẽ tinh tươm và để con “nghịch bẩn” với đất cát, với cây cối, nước, màu vẽ, bọt xà phòng… nhằm khơi dậy những năng lực tiềm ẩn nơi bé. Khi được vui chơi thỏa thích và được mẹ ủng hộ tuyệt đối, bé không chỉ vui, được học nhiều điều bổ ích mà còn yêu gia đình mình hơn bao giờ hết.

Bố mẹ nào cũng có thể vui chơi được với bé, dù tuổi tác, tính cách, thời gian rảnh rỗi có khác nhau. Nếu không thể đá banh, thả diều, đi bơi đều đặn hay đi dã ngoại cùng bé, mẹ có thể đưa bé đi công viên ngày cuối tuần, cùng vẽ tranh, nặn đất sét, chơi ô quan… để tăng sự gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời thổi những kỷ niệm đẹp vào tuổi thơ của bé.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng
(Trưởng bộ môn Tâm lý ứng dụng của Đại học Sư Phạm TP HCM, Hội viên Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục TP HCM)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm