Cái tên "huyết rồng” bắt nguồn từ màu đỏ của gạo huyết rồng (gạo lứt) được tạo thành trong nồi lẩu sau khi mọi người đã thưởng thức hết các nguyên liệu thơm ngon khác như chim bồ câu, chim cút, tôm sú...
Nguyên liệu: Xương ống: một kg, gạo lứt (hay còn gọi là gạo Huyết Rồng): 300g, chim bồ câu: một con, chim cút: 2 con. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm mỗi loại một ít (tùy ý thích) gồm: Hàu, nghêu, tôm sú, mực lá, sữa đặc, nấm linh chi, nấm kim châm, nấm rơm, cải thảo, cải ngọt, rau cần ô, ớt hiểm, hành lá, ngò rí và củ sả.
Ảnh: Rosa. |
Cách làm:
- Xương ống rửa sạch rồi cho vào nồi 6 lít hầm khoảng 8 tiếng. Có thể thêm nước trong thời gian hầm để đủ 6 lít nước sau khi hầm xong.
- Lấy nước hầm xương sang nồi khác và nêm 3 muỗng canh muối + 6 muỗng canh đường + 3 muỗng canh bột ngọt + 3 muỗng canh hạt nêm + một ít nước mắm + gốc hành phi thơm và nấu nước sôi trở lại.
- Chim bồ câu làm sạch rồi băm nhuyễn phần thân.
- Gạo huyết rồng giã nhỏ.
- Làm nước chấm: Cho ít mù tạt xanh + ít tiêu + chanh vào chén rồi quậy đều lên.
- Trình bày khi ăn lẩu: Trải đều một lớp gạo lứt ở phía dưới đáy nồi lẩu, rồi cho nước lẩu vào. Xếp các thực phẩm tươi sống và rau ra đĩa.
Lẩu này ăn chung với mì vàng. Khi ăn cho các thực phẩm tươi sống và rau vào. Khi thưởng thức hết các thực phẩm phía trên, gạo lứt đã được trải phía dưới sẽ nở ra thành cháo rất ngon và hấp dẫn.
Thư Rosa
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet