Nội dung
Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng đúng cách để bụng bé vui trong mùa lạnh.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhi khoa Việt Nam tư vấn:

Cho trẻ nhịn ăn là sai lầm khá phổ biến của các mẹ khi gặp tình huống này. Thông thường, nếu trẻ tiêu chảy thì không nên ép ăn, nhưng cũng không nên bắt nhịn ăn. Trường hợp trẻ tiêu chảy nhiều mà không được cho ăn có thể gây hạ đường huyết, co giật. Bạn nên cho bé bổ sung thức ăn dễ tiêu và ăn nhẹ vừa phải.

Bên cạnh đó, quan điểm không cho trẻ uống nước vì sợ "uống bao nhiêu ra bấy nhiêu" cũng không chính xác. Bạn cần quan niệm ngược lại là "ra bao nhiêu thì uống bấy nhiêu và nhiều hơn nữa". Nguyên nhân là khi tiêu chảy nhiều, cơ thể trẻ mất một lượng nước đáng kể và cần cung cấp thêm để bù lại lượng đã mất.

Trẻ có thể khó uống và dễ nôn, do đó, bạn nên thường xuyên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ bằng muỗng. Cần nhớ rằng tiêu chảy là do vi khuẩn, độc tố vi khuẩn nằm trong ruột nhiều nên phải thải phân ra càng nhiều càng tốt. Bạn chỉ cần cung cấp nước cho trẻ và đưa con đi thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy.

Về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy, bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi và chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần. Với trẻ còn đang bú mẹ, nên tăng thêm số lần cho con bú. Nếu trẻ mệt và không muốn bú mẹ thì phải vắt sữa vào một ly sạch (khử trùng), sau đó cho trẻ uống bằng muỗng. Người mẹ không được kiêng khem dầu, mỡ vì chất béo giúp tăng hấp thu các vitamin A, D, E, K. Trẻ cần được theo dõi số lần, khối lượng, màu sắc phân, khả năng uống bù nước và ăn uống.

Ngoài các bệnh về hô hấp, trẻ cũng dễ mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi đột ngột. Nguyên nhân thường do chế độ ăn không phù hợp, trẻ vô tình ăn phải thức ăn bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu, hoặc dùng kháng sinh bừa bãi làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các biểu hiện thường gặp là trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi cầu phân sống, tiêu chảy, táo bón...

Để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn luôn rình rập tấn công cơ thể non nớt của trẻ, việc giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch là hết sức cần thiết. Nhiều nghiên cứu cho biết, bụng vui là nền tảng để hoàn thiện hệ bạch huyết và các tế bào miễn dịch nằm dọc hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến 80% khả năng miễn dịch của cơ thể.

Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, bạn cần cung cấp đầy đủ 6 loại dinh dưỡng cho bé: carbohydrates, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước. Các vitamin A, C, E có tác dụng chống oxy hóa tích cực, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động bền vững, tăng khả năng đáp ứng với các phản ứng miễn dịch. Trái cây chứa nhiều vitamin C, chất xơ, kali, natri, magie, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại dinh dưỡng công thức có chứa thành phần đạm whey dễ tiêu hóa, hỗn hợp đường bột giảm lactose, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ gos giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu tốt hơn. Nên cho trẻ uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn, giữ vệ sinh tay chân, chăm sóc răng miệng sạch sẽ để phòng tránh bệnh. Bạn cũng cần chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Một giấc ngủ sâu sẽ khiến trẻ khỏe mạnh hơn, cải thiện sức đề kháng.

Sức khỏe

Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

abbott Mỹ giới thiệu GainPlus Total Comfort có thành phần đạm whey dễ tiêu hóa, hỗn hợp đường bột giảm lactose, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS, phát huy hiệu quả của hệ dưỡng chất EyeQ - Plus, giúp bé phát triển trí não và thể chất. Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm