Thay vì lặp lại điệp khúc "rau rất tốt cho hệ tiêu hóa", "cá giúp con thông minh hơn"... cuộc chiến bàn ăn với con trẻ chỉ kết thúc khi chúng tự nguyện ăn ngon. Dưới đây là những cách khiến trẻ hào hứng với bữa ăn.
Biến tấu món mới
Một tháng trước, chị Thùy Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) phải "đánh vật" ngày 3 bữa với con, chỉ vì bé Nếp (2 tuổi) không chịu ăn rau xanh. Bị mẹ ép tới tấp, Nếp nhiều phen khóc thét, thậm chí trào ngược thức ăn ra ngoài. Chị Linh ngán ngẩm, bao nhiêu sức chăm chút coi như công cốc.
Thương con, chị Linh quyết tâm thử nhiều cách để rau, củ không còn là nỗi sợ với bé Nếp. Thay vì chỉ quanh quẩn với các món canh, luộc, hấp…, chị thử làm các món mới như bánh xèo ăn kèm rau xanh, bánh khoai môn hấp, salad rau củ, cà ri hoặc thêm rau củ vào các món bé thích như trứng chiên, chả thịt bằm... Nhờ vậy, lượng rau xanh bé Nếp ăn được tăng lên đáng kể.
Các loại rau, củ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. |
Để bảo toàn lượng viatmin trong rau củ, mẹ không nên đun quá kỹ, loại nào lâu chín thì nấu trước, loại nào chín nhanh thì cho vào nồi sau. Ngoài ra, nên thay đổi thực đơn và “tô màu” cho bữa ăn bằng các loại rau củ có hương vị và màu sắc khác nhau. Đối với trái cây, mẹ có thể hô biến chúng thành sữa chua trái cây, sinh tố, nước ép đa hương vị...
Trang trí món ăn thêm bắt mắt
Trẻ con thích những thứ ngộ nghĩnh và đáng yêu, vì vậy, mẹ có thể kích thích thị giác của trẻ bằng cách sáng tạo nhiều chi tiết bắt mắt. Đầu tiên là sắm bát mèo Kitty, gấu Pooh, thìa màu sặc sỡ... dành riêng cho trẻ. Đồ ăn nên cắt thành những hình khối nhỏ, tỉa rau, củ thành hình đồ chơi hoặc con vật, chẳng hạn như tạo hình ngôi nhà cho lát khoai tây, biến rau xanh thành cây cỏ, tỉa cà rốt thành những bông hoa...
Tạo hình bắt mắt cho món ăn giúp kích thích thị giác của trẻ. |
Bé sẽ cảm thấy mình đặc biệt khi được mẹ ưu ái những món ăn ngon và đẹp mắt. Mẹ có thể cùng bé làm đồ ăn hoặc trổ tài cho bé quan sát. Mẹo nhỏ này không chỉ thỏa trí tò mò, mà còn khiến bé có thiện cảm hơn với những món mà trước đó không thích.
Thêm dầu ăn giúp bé tăng hấp thu
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, chất béo nói chung và dầu ăn nói riêng không chỉ cung cấp năng lượng cho bé, mà còn tăng hấp thu các loại vitamin chỉ tan trong dầu, không tan trong nước hay sữa. Do đó, cha mẹ nên bổ sung chất béo hợp lý (kết hợp dầu thực vật và mỡ động vật) cho bữa ăn của con, để cơ thể bé được hấp thu đủ chất và món ăn không bị nhàm chán.
Bên cạnh dầu cá hồi, mẹ có thể bổ sung thêm dầu ô-liu vào thức ăn đối với trẻ ở tuổi ăn dặm trở lên. Loại dầu này chứa nhiều a-xít béo không no (73% các a-xít béo không no một nối đôi và 11% axit béo không no nhiều nối đôi) tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Mẹ nên chọn dầu ô-liu đặc chế dành riêng cho bé với mùi vị dễ chịu, giàu omega 3, 6, 9 và được bổ sung các vitamin A, D, E, K hàm lượng cao. Nhờ vậy, bé sẽ ăn ngon miệng, hấp thu tốt dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
Khích lệ tinh thần trẻ
Thời gian đầu, trẻ vẫn có thể từ chối những món rau, củ mà mình không thích. Mẹ không nên la mắng mà hãy kiên trì thay đổi thói quen này, đồng thời dành những lời khen ngợi, động viên cho con.
Mẹ có thể cùng con thi ăn, chơi gõ đũa, chơi đồ hàng hoặc để bé bón cho mẹ... giúp không khí bữa ăn thêm ấm cúng. Ngoài ra, mẹ nên lắng nghe sở thích của con để chế biến sinh động những món khoái khẩu cùng với rau xanh.
An San
dầu ô-liu kiddy nhập khẩu nguyên chai từ Italy dành cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên. Sản phẩm giàu omega 3, 6, 9; vitamin A, D, E, K và hợp chất chống ôxy hóa Polyphenol, có hương vị dễ chịu, giúp bé ăn ngon miệng. |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet