Nội dung

Hồi nhỏ, mấy anh em tôi và đám trẻ trong xóm nhỏ khu lao động quận 6 lại chộn rộn khi gần đến Tết Trung thu. Nhà tôi gốc Hoa, ba mẹ theo nghiệp truyền thống của dòng họ mở lò làm bánh pía và bánh Trung thu ngon có tiếng. Từ xưa, cụ tổ nhà tôi đã làm bánh Trung thu. Nghề này được lưu truyền cho con cháu mấy đời nay. Con cháu trong nhà dù đi xa lập nghiệp cũng làm nghề truyền thống.

Nghề làm bánh Trung thu thấm vào máu thịt tôi tự nhiên. Năm 12 tuổi, tôi được ba má truyền nghề. 8 anh chị em trong nhà đều được dạy làm bánh. Đến nay, 7 anh chị em tôi tiếp tục nghề truyền thống của gia đình.

Thời của tôi, bánh Trung thu làm thủ công là chính. Công đoạn đầu tiên tôi học là cách gói bánh. Tiếp theo, tôi học làm nhân bánh và sau cùng học cách nướng. Bánh Trung thu lúc trước thường đóng bằng khuôn gỗ nên người làm phải có tay nghề khéo để chải vỏ bánh mỏng, đều mà vẫn gói phần nhân bên trong chắc. Bánh gói xong được đem đi nướng. Công đoạn này cũng quan trọng vì ngọn lửa sẽ quyết định bánh thơm, ngon, vàng đều, không bốc mùi khét. Hồi mới vào nghề, tôi hồi hộp nhất khâu này.

Chuyện của người làm bánh trung thu

Lò nướng bánh Trung thu của nhà tôi chỉ sử dụng than củi. Bề ngoài lò hình vuông, bên trong thiết kế phần để bánh theo hình cánh cung. Lớp than bụi được chất dưới đáy lò, hai bên hình cánh cung được xếp than cục để ngọn lửa lan tỏa “ôm” chiếc bánh chín đều. Nướng khoảng 25 phút, bánh được lấy ra, xịt rượu trắng cho nguội bớt rồi quét lòng đỏ trứng vịt để giúp bánh có màu vàng ươm thật đẹp. Sau đó, sản phẩm được đưa vào lò nướng tiếp 20 phút.

Hoàn tất mẻ, bánh được đóng gói bằng giấy đỏ, xếp 4 bánh lại thành một cây. Mẻ bánh nào xong đều được giao ngay cho chủ hàng đem bán nên không khí nhộn nhịp. Tôi vui nhất khi mang tặng bánh Trung thu cho bà con thân tộc, người quen, hàng xóm.

Sau này, kỹ thuật công nghệ phát triển, làm bánh Trung thu theo kiểu thủ công mất dần. Thay vào đó, máy móc đã hỗ trợ nhiều cho người thợ. Tôi may mắn có cơ hội đầu quân về Sweethome Bakery, một thương hiệu bánh cao cấp của Hỷ Lâm Môn.

Chuyện của người làm bánh trung thu

Dù có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, tôi và những người thợ ở Sweethome Bakery vẫn giữ một số loại bánh Trung thu mang hương vị truyền thống. Ngoài ra, chúng tôi còn mày mò chế biến thêm một số hương vị mới phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Để làm ra những sản phẩm ưng ý, chúng tôi đã ròng rã chuẩn bị gần 2 tháng. Vẫn y nguyên cảm giác cũ như ngày xưa, tôi vẫn vui sướng khi nhìn khách hàng đến mua bánh do hãng làm. Tôi cảm thấy mình có ích khi đem đến cho khách hàng những chiếc bánh ngon ngọt.

Trần Ngọc Minh, 42 tuổi
(Chuyên viên phụ trách dòng sản phẩm bánh truyền thống - Sweethome Bakery
)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm