Nội dung

đậu ván là loại thực phẩm quen thuộc với người dân miền Trung, đặc biệt là khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi quả đậu còn xanh non thì luộc chấm mắm ớt tỏi hoặc xào với tôm thịt. Hạt đậu già, khô đi được rang vàng, hãm với nước chè thành thành thứ nước mát thơm lừng. Tuy nhiên, để thưởng thức hết cái ngon miệng cúa đậu ván thì không thể bỏ qua món chè nóng hổi thơm phưng phức, nhất là trong những ngày đông lạnh.

Chè đậu ván ấm lòng ngày đông
chè đậu ván là món quà quê rất bình dị ở các tỉnh miền Trung. Ảnh: N.D.

Để có được nồi chè đậu ván thơm ngon với hạt đậu mềm vừa phải, vị ngọt của đường hòa cùng vị nếp hương dẻo mịn, người nấu phải bỏ ra kha khá công sức và tay nghề phải thật "chuẩn". Đậu lựa những hạt thật mẩy, căng đều và phải mới thu hoạch, bởi nếu dùng của vụ mùa cũ còn sót lại thì vị thơm đặc trưng của đậu sẽ bị phai đi nhiều. Đường dùng nấu chè phải là loại đường mía vàng được sản xuất từ những lò nấu đường thủ công ở quê, đóng thành từng bát. Nếp chọn lấy nếp hương hạt dài, căng đều và không lẫn gạo tẻ.

Đậu ván rửa sạch, bắc lên bếp luộc cho đến khi vừa chín mềm. Khi luộc phải canh lửa để hạt đậu vừa chín tới. Nếu quá lửa chút xíu là hạt đậu bở tơi ra, nát bấy, còn non lửa thì đậu chỗ mềm chỗ cứng lựt sựt trong miệng, không ngon. Đậu luộc xong xả nước lạnh cho nguội, rồi mới tỉ mẩn bóc bỏ từng chiếc vỏ lụa, để lộ ra 2 mầm đậu xinh xinh trắng ngà. Đây là khâu tỉ mẩn và tốn nhiều thời gian nhất, bạn không thể làm nhanh, bởi mạnh tay tý xíu là hạt đậu vỡ đôi ra, nhìn rất xấu.

Chè đậu ván ấm lòng ngày đông
Đậu ván sau khi luộc xong được bóc vỏ, vớt bỏ những hạt sâu, hư nổi trên mặt nước. Ảnh: N.S.

Nguyên liệu thứ hai là nếp, nếp được hấp cho chín mềm. Đường bát (đường tán) bắc lên bếp thắng cho thật "tới", sao cho nhỏ vào nước lạnh, giọt đường không tan ra là được. Lúc này, nhẹ nhàng trút đậu, nếp vào nồi đường, nấu nhỏ lửa trên bếp chừng mười phút, chờ cho chè sôi lục bục, mùi đường quyện với hương đậu ván, hương nếp tỏa ra thơm lừng là được. Trong lúc rim, nhớ dùng đũa khuấy nhẹ nhàng để các nguyên liệu được trộn đều với nhau, nếp không bị bén nồi và đậu không bị nát. Sau đó cho thêm vào nồi chè ít gừng giã nhuyễn để tăng vị cay nồng, thơm ngon, cùng với thìa muối nhỏ để "đằm" bớt chất ngọt.

Chè đậu ván ấm lòng ngày đông
Chè đậu ván được các mẹ, các dì gánh đi bán rong qua các con đường ở miền Trung. Ảnh: N.D.

Múc chè ra chén, món ăn hấp dẫn bởi màu vàng nâu sóng sánh cùng hương thơm dịu nhẹ cứ thoang thoảng thật quyến rũ. Đưa một muỗng chè nóng vào miệng, vị giác của bạn như được đánh thức bởi vị bùi bùi, thơm thơm của đậu ván quyện với từng hạt nếm dẻo mềm thật ngon miệng. Bên cạnh đó, hương vị cay nồng của gừng trong món ăn đem đến cho bạn sự ấm áp, xua tan đi cái lạnh của những ngày cuối năm.

Như Diệu

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm