Nội dung

Xin hỏi bác sĩ như vậy cháu bị táo bón hay bệnh gì? Mong bác chỉ giúp. Chân thành cảm ơn. (Thảo Vân)

Bé 2 tháng đã bị táo bón

Trả lời:

Táo bón trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1-12 tháng) là tình trạng phân của bé trở nên khô và rắn hơn bình thường. Mỗi lần đi đại tiện bé sẽ phải rặn khó khăn và đau đớn, phân sẽ bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể một cách bình thường.

Bạn không nói rõ bạn cho con bú mẹ hay ăn sữa công thức. Vì bé bú mẹ thường đi ngoài 1-2 lần một ngày, phân nát hoặc hoa cà hoa cải, mùi hơi chua. Nếu bé ăn sữa bò thường 1-2 ngày đi ngoài một lần, phân nhiều và rắn hơn, mùi thối. Đôi khi có bé 5-6 ngày đi một lần nhưng phân mềm, nát, số lượng nhiều hơn thì cũng không ngại.

Nếu bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi bị táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, táo bón vẫn có thể xuất hiện ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn, là do trẻ không được bú đủ lượng sữa mà cơ thể cần.

Thiếu nước là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn. Và chính sữa mẹ lại vừa là nguồn dinh dưỡng nuôi bé cũng lại chính là nguồn nước rất quan trọng với trẻ. Vì thế, bạn cần tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để chống táo bón. Bên cạnh đó khẩu phần ăn của mẹ cần tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.

Trường hợp bé phải dùng sữa ngoài mà thường xuyên bị táo bón thì cũng không lạ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Để khắc phục tình trạng táo bón, hằng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khi bé đói một đến hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Tập cho bé đi vệ sinh vào giờ nhất định, tạo cho bé phản xạ đi ngoài hằng ngày.

Nếu cho bé ăn sữa công thức, bạn chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu bạn pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé, nếu bạn pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Bạn nên chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ hòa tan để có thể làm mềm phân, góp phần tạo đủ số lượng phân cần thiết và kích thích nhu động ruột để bé đi ngoài đều nhé. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nhưng không uống trước khi ăn.

Trong một số trường hợp, táo bón có thể là một triệu chứng của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: sốt, bỏ bú, quấy khóc, bụng chướng…, bạn nên cho bé đi khám để điều trị kịp thời.

Chúc bé khỏe, mau hết táo bón. 

Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn mẹ đơn thân thực hành thai giáo

Những bà mẹ đơn thân với quỹ thời gian eo hẹp phải đóng cùng lúc 2 vai vừa làm cha vừa làm mẹ của con mình. Do đó họ cần có thêm kiến thức để chăm sóc con từ trong bụng để đứa trẻ được chăm lo chu đáo và không bị thiệt thòi.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Bé sơ sinh nổi mụn

Con tôi được một tháng tuổi. Mấy hôm trước da ở vùng trán, quanh quầng mắt cháu có nổi sần, không đỏ, đụng vào thì bong ra, vùng trán giờ thấy đỡ rồi nhưng lại lan xuống quầng mắt. 

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm