Nội dung
Thịt bò kho
Món thịt bò kho rất thích hợp để thưởng thức trong tiết trời lạnh giá như thế này!
Nguyên liệu:
- 1,2 kg thịt bò (bắp, gân, nạm… tùy thích)
- Cà rốt, củ cải trắng
- 1 gói gia vị bò kho (25g)
- 6,7 cọng sả
- 1 muỗng canh hành băm
- 1 muỗng canh tỏi băm
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
Cách làm:
- Sả băm nhuyễn phần củ, chừa lại 1 phần hơi gần lá, đập dập.
- Cà rốt, củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Thịt bò chà muối, rửa sạch, bắc chảo nước sôi lên trụng sơ, rửa lại cho sạch. Làm như thế thịt sẽ sạch và bớt mùi. Cắt thịt bò vừa miếng ăn.
- Ướp thịt với 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh muối, ½ muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hành tỏi băm, 1 muỗng canh sả băm, 2 muỗng canh bột gia vị bò kho. Trộn đều.
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
- Làm nóng 1 muỗng canh dầu, cho 1 muỗng canh hành tỏi băm vào phi hơi vàng cho thịt đã ướp vào, xào thịt trên lửa lớn cho thật săn thịt. (Nếu thấy khó đảo đều thịt thì lúc này có thể thêm ít nước tráng qua thau ướp bò để lấy sạch gia vị rồi cho vào chảo thịt, thêm nước sẽ dễ đảo thịt hơn mà lại còn tận dụng hết gia vị).
- Cho thịt bò đã xào săn vào nồi áp suất, thêm 6-7 cọng sả đập dập, cho nước vào sâm sấp mặt thịt. Đậy kín, đun lửa lớn cho nước sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa để 15 phút. Tắt lửa, để yên cho nước hết reo thì mở nắp, vớt thịt để riêng. (Nếu nấu gân màu nhạt thì nấu khoảng 10 phút thôi, nhưng gân màu đậm sẽ dai hơn nên nấu 15-20 phút). Tùy thích ăn hơi dai hay mềm hẳn mà nấu thời gian lâu hay mau.
- Nếu không có nồi áp suất thì cứ đun lửa riu riu cho đến khi thịt mềm vừa ý.
- Cho nước hầm thịt cho vào nồi, đun sôi trở lại, cho cà rốt vào nấu trước, đợi nước sôi khoảng 5 phút thì cho củ cải trắng vào nấu chung. Khi củ mềm vừa ăn là được (khoảng 15 phút).
- Cho thịt vào nấu chung với củ. Nếu thích ăn hủ tíu mì thì thêm nước nhiều vào, nếu thích dùng bánh mì thì thêm ít nước hơn. Nêm lại đường, muối, bột ngọt cho vừa khẩu vị.
Món này có thể dùng với bánh mì hoặc hủ tíu mì.
Thịt bò kho ăn kèm muối tiêu chanh hoặc tương đen, tương ớt và rau ngò gai, húng quế. Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.
Canh gà hầm khoai tây
Nguyên liệu:
- Đùi gà (hoặc cánh) 300 gr
- Khoai tây: 300 gr
- Cà rốt: 1 củ
- Rau mùi, hạt tiêu, muối.
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
Cách làm:
- Rửa đùi gà rồi chặt đôi.
- Sau đó cho xào qua cùng chút muối và thêm 1 bát tô nước đun sôi, sau khi sôi các bạn vặn nhỏ lửa hầm khoảng 15 phút.
- Trong lúc đợi gà, gọt vỏ khoai tây và cà rốt rồi cắt miếng vừa ăn.
- Sau 15 phút gà đã chín, các bạn cho khoai tây và cà rốt vào hầm chung đến khi mềm.
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
- Nhớ nêm lại muối và rắc rau mùi thái nhỏ trước khi tắt bếp.
Múc canh ra tô, rắc hạt tiêu và dùng nóng. Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.
Lươn xào sả ớt
Sau những cơn mưa rào, thời tiết trở nên mát mẻ, trong lành. Cũng là lúc bạn nên cùng gia đình nếm thử món lươn xào sả ớt cay nồng với nguyên liệu đơn giản và cách chế biến nhanh gọn.
Nguyên liệu:
- Lươn : 200 gram
- 1/2 quả ớt vàng và 1/2 quả ớt xanh, 1 quả ớt thóc
- Sả : 4 củ
- Lá lốt, tỏi, bột nghệ, gia vị, dầu hào
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
Cách làm:
- Lươn mua về bóp với muối cho ra nhớt, lấy giấy vuốt cho hết nhớt và rửa lại nhiều lần với nước cho sạch. Thái miếng vừa ăn.
- Sả ớt thái miếng mỏng, tỏi đập dập.
- Ướp lươn với 1 chút hạt nêm, dầu hào và bột nghệ để 15 phút cho ngấm.
- Phi thơm tỏi.
- Trút lươn vào xào đến khi thịt lươn săn lại.
- Lần lượt cho sả, ớt vào đảo đều.
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
- Đảo tiếp tầm 5 phút, nêm nếm lại cho vừa miệng và cho lá lốt vào.
- Bắc xuống, cho lươn xào sả ớt ra đĩa và dùng với cơm nóng
- Thịt lươn ngọt cùng với mùi thơm đặc trưng của lá lốt, cay cay của sả và ớt làm món ăn trở nên hấp dẫn.
- Thịt lươn không những ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe bởi lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết. Cùng làm và thưởng thức lươn xào sả ớt trong tiết trời giao mùa này nhé.
Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.
Cá chép om dưa
Cá chép om dưa sẽ đem lại một bữa cơm vô cùng thú vị và ngon miệng!
Nguyên liệu:
- Cá chép
- Dưa muối
- Cà chua
- Hành, thì là
- Dấm bỗng
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
Cách làm:
- Hành, thì là nhặt rửa sạch, cắt khúc cỡ 5 cm, phần đầu hành các bạn để nguyên. Cà chua rửa sạch rồi bổ múi cau, dưa muối đem vắt bớt nước chua.
- Chưng cà chua với dầu ăn để tạo màu rồi cho dưa muối vào xào cùng, nêm chút bột canh.Khi dưa đã xào ngấm, các bạn chế nước ngập mặt dưa rồi tiếp tục đun cho dưa có độ nhừ.
- Cá chép các bạn có thể cắt đôi hoặc để nguyên con rồi chiên sơ cho xém vàng 2 mặt, cách làm này giúp cho cá được săn và có màu sắc đẹp. Tuy nhiên các bạn không nên chiên kĩ quá kẻo thịt cá bị khô và mất đi độ ngọt.
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
- Rán cá xong các bạn thả vào nồi canh dưa đang sôi, nguyên tắc chế biến của tất cả các món canh cá là phải thả cá khi nước đang sôi, nếu không cá sẽ bị tanh. Nêm bột canh cho canh có độ mặn vừa miệng rồi các bạn đậy nắp nồi lại, hạ nhỏ lửa, om cá sôi liu riu.
- Khi dưa nhừ và thịt cá đã chín các bạn mới tiến hành cho dấm bỗng, mỗi loại dấm bỗng có độ chua khác nhau nên các bạn điều chỉnh liều lượng sao cho vừa với khẩu vị của mỗi gia đình nhé.
- Sở dĩ phải cho sau cùng vì như vậy mới giữ nguyên được mùi thơm đặc trưng của dấm bỗng. Thả hành, thì là vào nồi, đợi canh sôi trở lại thì tắt bếp.
Múc cá chép om dưa ra bát và cùng gia đình thưởng thức.
Hoặc các bạn có thể dùng món ăn này giống như 1 món lẩu. Nồi cá chép được đun nóng trên bếp và đặt ở giữa bàn, khi ăn nhúng kèm hành, thì là và các loại rau sống cũng rất ngon. Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.
Vịt om sấu
Nguyên liệu:
- Vịt: 800gr
- Sấu: 4-5quả
- Khoai sọ: 300gr
- Nấm hương: 50gr
- Gừng, mùi tàu, hành, hạt tiêu, muối, hạt nêm
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
Cách làm:
- Xát muối và rửa sạch vịt để không còn mùi hôi, sau đó lọc bớt mỡ để riêng, chặt thành những miếng vừa ăn và ướp với muối, hạt nêm, hạt tiêu và gừng băm nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, rán mỡ vịt cho vàng.
- Đổ vịt đã ướp vào xào săn cho thấm hết gia vị.
5 món mặn nên nấu vào cuối tuần
- Sấu, khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, nấm hương ngâm với nước ấm cho nở.
- Đổ nước sâm sấp mặt vịt đã xào, cho khoai sọ vào, đậy nắp hầm cho khoai nhừ và vịt mềm.
Khi khoai và vịt đã được, cho sâu và nấm hương vào, để 5 phút rồi tắt bếp. Thêm hành và mùi tàu thái nhỏ cho thơm. Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.
Tổng hợp​

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm