Nội dung

Các bé tuổi chập chững thường cho mình là trung tâm chú ý, thích khăng khăng làm theo ý mình và khá thất thường. Vừa phút trước bé có thể cười đùa nghịch ngợm, phút sau đã lăn ra sàn nhà, đập tay, đập chân chỉ vì mẹ bảo cần mặc thêm áo. Là bố mẹ của một em bé 2-3 tuổi hiếu động, bướng bỉnh, thách thức lớn nhất là dạy cho bé biết đợi chờ. 

Rõ ràng, trẻ nhỏ không phải là những người kiên nhẫn. Và mẹ cũng thật khó để kiên nhẫn với bé khi đang bận nấu ăn và nghe con nhì nhèo mãi "Mẹ, con muốn... Mẹ, con thích...". Rõ ràng, nếu bạn nói "Đợi mẹ" thì sẽ chẳng hiệu quả với trẻ. Dưới đây là những gợi ý hay từ Everydayfamily, bạn có thể tham khảo để dạy bé biết kiên nhẫn:

3 mẹo hay dạy bé kiên nhẫn

Ảnh minh họa: Minh Thùy.

Cung cấp cho bé vốn từ

Trẻ nhỏ không có đủ vốn từ để diễn đạt chính xác điều bé cảm thấy. Không bao giờ là quá sớm khi bố mẹ trò chuyện với con về những cảm giác bé đang có. Nếu con bạn đang nóng lòng khi chờ đợi để đến lượt mình nhảy trên sân chơi, thay vì chỉ nói "Con phải đợi đến lượt mình chứ", hãy thử bảo "Mẹ biết con đang cảm thấy rất bực vì phải chờ đợi. Chờ đợi thật là khó khăn. Sắp tới lượt con rồi". 

Chuẩn bị cho bé trong thời gian đợi

Một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ về sự chờ đợi là sắp đặt để bé thành công trong quá trình đó và sau đó khen ngợi con. Nên thực hiện điều này trong các hoạt động đơn giản nhưng cuốn hút cho những lần bé phải đợi, chẳng hạn tại một nhà hàng. Một số đồ yêu thích của trẻ nhỏ là thú nhồi bông, sách dán, đồ chơi nhựa dẻo, bảng viết từ nhỏ... mẹ có thể mang theo sẵn. Bạn cũng có thể giúp con kiên nhẫn đợi bằng cách hát các bài hát hay kể chuyện. Khen khi trẻ thể hiện sự kiên nhẫn tốt, và cho con biết đó là hành vi bạn mong muốn thấy ở con.

Để bé thấy hình ảnh trực quan về thời gian trôi

Trẻ nhỏ không thể nắm bắt được khái niệm "vài phút" nhưng bạn có thể cho bé thấy những dụng cụ đếm thời gian một cách trực quan. Có một số ứng dụng bộ đếm thời gian thân thiện với trẻ. Đó có thể là một đồng hồ cát đếm ngược, những hình vẽ... Bộ đếm thời gian giúp trẻ có cảm giác về sự chủ động kiểm soát, bởi chúng biết thời gian hết, chẳng hạn cát chảy hết thì không cần phải đợi nữa.

Vương Linh

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trẻ ăn ít dầu có nguy cơ suy dinh dưỡng

Mua sẵn mấy chai dầu ăn kể từ khi cho con ăn dặm, vài tháng sau mở ra, chị Lan (Đông Anh, Hà Nội) bất ngờ vì thấy chúng nằm nguyên trong tủ. Hỏi ra mới biết, mẹ chồng chị không cho vào bột vì sợ cháu bị đau bụng.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Bé tăng động, chữa ở đâu

Con tôi rất hiếu động. Cháu đang học mẫu giáo nhưng tôi cảm thấy sự hiếu động quá có thể sẽ dẫn đến việc thiếu tập trung, dẫn đến hậu quả không tốt sau này khi cháu đi học. 

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm