Nội dung

Tôi đọc được một bài viết về bệnh tăng động kém tập trung ở trẻ. Tôi muốn hỏi, ở Hà Nội hiện nay có bệnh viện nào kiểm tra và điều trị được bệnh này hiệu quả không? Mong sớm nhận được câu trả lời. (Hải Như)

Bé tăng động chữa ở đâu

Ảnh minh họa: Thechart.blogs.cnn.com.

Trả lời:

Chào bạn,

Ở Hà Nội, có khá nhiều trung tâm trị liệu tâm lý cho trẻ em trong đó có hoạt động can thiệp trị liệu cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý như: Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT, Trung tâm Sao Mai... Theo thông tin tôi được biết thì tại các trung tâm của bệnh viện các bác sĩ thường sử dụng một số công cụ test để đánh giá tâm lý trẻ sau đó kê đơn thuốc giúp hỗ trợ an thần về thần kinh cho trẻ hoặc một số thuốc bổ phù hợp giúp trẻ tăng cường thể lực.

Tại những trung tâm ngoài bệnh viện thì việc thăm khám, đánh giá trẻ sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với trẻ kết hợp với việc sử dụng công cụ test để đánh giá, sàng lọc. Khi có kết luận là trẻ thực sự đã mắc phải một chứng bệnh tâm lý nào đó sẽ có tư vấn hoặc định hướng can thiệp trị liệu bằng biện pháp tâm lý tích cực. Các chuyên gia tâm lý không được phép kê đơn cho bệnh nhân sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Tôi lấy ví dụ về quy trình tiếp xúc và làm việc của chuyên gia tâm lý tại Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC để bạn hình dung được cách thức đánh giá, tư vấn và trị liệu với trẻ bị tăng động giảm chú ý ở lứa tuổi mầm non và tiểu học:

Bước 1: Đánh giá sàng lọc

Thông qua các công cụ test như Vanderbilt (Đánh giá sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý), CBCL (Đánh giá sàng lọc những rối loạn tâm lý trong đó có: vấn đề cảm xúc, thu mình, hành vi chống đối, tăng động giảm chú ý và chậm phát triển lan tỏa…) hoặc những bộ công cụ đánh giá kỹ năng và hành vi của trẻ như bộ công cụ Vineland, Denver…

Bước 2: Đánh giá hội chẩn toàn diện

Trẻ sẽ được hội chẩn trực tiếp bởi các chuyên gia trong khoảng thời gian ít nhất là 5 ngày, mỗi ngày 40 phút. Sau đánh giá hội chẩn toàn diện các chuyên gia sẽ có kết luận chính xác, cụ thể về rối nhiễu, khả năng vận động, khả năng ngôn ngữ, hành vi… của trẻ và có định hướng can thiệp cá nhân phù hợp với trẻ.

Bước 3: Can thiệp trị liệu

Các chuyên gia sẽ xây dựng kế hoạch trị liệu, tiến hành hoạt động can thiệp tại trung tâm và tư vấn phụ huynh củng cố tại nhà, đánh giá tiến trình và điều chỉnh phù hợp.

Bước 4. Giúp trẻ hòa nhập

Tạo môi trường hòa nhập, theo dõi và hướng dẫn, giúp đỡ để trẻ từng bước hòa nhập trong môi trường sinh hoạt và học tập với nhóm bạn cùng tuổi, phát triển tốt tại các trường mầm non hoặc tiểu học.

Trên đây là thông tin về bệnh viện, trung tâm và quy trình trị liệu với trẻ tăng động giảm chú ý. Mỗi trung tâm, bệnh viện sẽ có những phương pháp, quy trình làm việc khác nhau, giúp mang lại hiệu quả tích cực cho các bé bị chứng tăng động giảm chú ý nói riêng và những bệnh tâm lý nói chung.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh
Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lo lắng vì con trai thấp còi

Con trai tôi 12 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 9 kg, cao 70 cm. Cháu đang bú sữa mẹ. Bé ăn dặm từ lúc 4 tháng tuổi, hiện nay mỗi ngày bé ăn 3 bữa cháo (mỗi lần gần một bát).

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm