Nội dung

Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Minh Xuân, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trẻ sinh non thường gặp những bệnh lý cơ bản sau đây:

12 bệnh lý đe dọa trẻ sinh non

Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Minh Xuân đang chăm sóc cho một em bé sơ sinh. Ảnh: Thiên Chương

Ngạt:

Ngạt ở trẻ sinh non có thể xảy ra trong giai đoạn chu sinh (trước sinh) và giai đoạn sơ sinh (khoảng 4 tuần sau khi chào đời). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ chẩn đoán trước tình hình và xử trí kịp thời.

Rối loạn thân nhiệt:

Triệu chứng này thường thấy ở trẻ sinh nhẹ cân. Hiện tượng thường gặp nhất là hạ thân nhiệt. Biến chứng này dễ cướp đi sinh mạng của bé.

Suy hô hấp:

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ sinh non. Trẻ càng sinh non tháng càng dễ bị suy hô hấp. Nổi bật nhất của suy hô hấp là bệnh màng trong. Bệnh này do cơ thể bé sinh non thiếu Surfactant - chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra.

Nhiễm trùng:

Rất dễ xảy ra do trẻ sinh non vốn có sức đề kháng yếu. Sản phụ sinh non không rõ nguyên nhân, mẹ bị nhiễm trùng niệu sinh dục, vỡ ối sớm, mẹ có sốt quanh thời gian chuyển dạ... đều có thể là nguyên nhân khiến bé nhiễm trùng khi chào đời. Những bé phải hồi sức sau sinh, bé bị hít phải nước ối cũng rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh khiến bé sốc dẫn đến tử vong.

Vàng da:

Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp sẽ gây nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời. Bệnh do gan của trẻ sinh non chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa. Bé có trọng lượng dưới 1,5 kg lúc sinh thì tỷ lệ vàng da là 100%, được điều trị sớm bằng đèn chiếu. Phụ huynh cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra cho bé.

Rối loạn tiêu hóa:

Biểu hiện bằng triệu chứng trẻ thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy hoặc trướng bụng. Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử. Ruột của bé không được đủ máu nuôi sẽ mỏng dần rồi hoại tử hoặc thủng. Do đó, khi thấy bé trướng bụng, ói dịch xanh thì phải đến bác sĩ ngay.

Rối loạn huyết học:

Trẻ sinh non nhẹ cân dễ bị xuất huyết, đặc biệt là thiếu yếu tố đông máu do thiếu vitamin K. Trẻ cũng dễ thiếu máu do tủy xương hoạt động yếu; yếu tố hấp thu máy kém hoặc phải lấy nhiều máu để làm xét nghiệm. Phụ huynh cần theo dõi sắc diện của trẻ, nếu nhìn thấy da kém hồng, chậm lên cân thì nên đi khám.

Bệnh lý thần kinh:

Đây là bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cả thể chất của trẻ. Những bé mắc bệnh thường gây biểu hiện co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ. Phụ huynh cần chú ý yếu tố tâm thần vận động và đo vòng đầu của bé để sớm can thiệp nếu bệnh xảy ra.

Bệnh lý võng mạc

Đây được xem là bệnh lý đặc biệt quan trọng cần được theo dõi sát đối với trẻ cân nặng 1,5 kg khi sinh hoặc sinh non dưới 30 tuần tuổi. Một số trẻ nặng hơn 1,5 kg vẫn có thể mắc bệnh nếu phải hồi sức sau sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị mù nếu phụ huynh không đưa bé đi khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Rối loạn chuyển hóa:

Trẻ có thể bị hạ đường huyết khiến tím tái. Bệnh cũng gây thiếu ôxy não để lại di chứng cho bé. Khi thấy trẻ bú kém, nôn trớ nhiều, phụ huynh nên đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Nhiễm trùng da:

Thường thấy nhất là chứng viêm da, hăm đỏ da, nhiễm trùng có mủ, nhiễm trùng rốn. Bệnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu. Phụ huynh nếu thấy hiện tượng bé đỏ rốn hoặc quanh chân rốn, rỉ nước có mùi thì nên khám ngay. Ngoài vệ sinh rốn, bố mẹ cũng nên vệ sinh vùng bẹn. Cần lau sạch và giữ khô ráo vùng kín sau mỗi lần bé đi vệ sinh.

Chậm tăng trưởng thể chất:

Bệnh thường thấy do sữa mẹ không đủ cho trẻ bú hoặc kém, bé không hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Bệnh dễ khiến bé bị suy còi, không phát triển chiều cao.

Với những trường hợp này, phụ huynh cần đưa con đi khám để được theo dõi cân nặng, vòng đầu, chiều cao và tư vấn dinh dưỡng hợp lý.

Thiên Chương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

3 lưu ý khi chọn tã cho bé yêu

Lần đầu mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, các mẹ khó tránh khỏi cảm xúc hồi hộp, lo lắng nên dành phần lớn thời gian để tìm hiểu kiến thức chăm sóc con, đôi lúc quên cả việc chuẩn bị tã giấy cho bé trước khi sinh.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Chế độ ăn tốt nhất cho thai phụ

Dù cả đời bạn cố gắng tránh tăng cân, thì riêng thời kỳ mang thai, bạn nên tăng cân một cách khỏe mạnh, các chuyên gia cho biết. Dưới đây là cách ăn uống cho từng giai đoạn bầu bí.

Xem thêm  

Dạy trẻ thích đọc sách thời @

Bé thích đọc sách trên mạng hay thưởng thức một cuốn sách cầm tay, theo Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, không có gì là xấu, miễn cha mẹ kiểm soát được thông tin con đang "nạp" vào.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà

Ở sân bay, có một cậu bé chừng 5 tuổi hễ gặp cái gì cũng hỏi "what is it?" và được người bố đi cạnh trả lời "it's a chair", "it's a fan"..., khiến hành khách ai nấy không khỏi ngạc nhiên.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm