Nội dung

Tôi đã làm nhiều cách,  lần thì cố tình lờ đi, lần thì giải thích cho con, lần thì phạt mà chẳng có tác dụng gì cả. Vậy nên làm thế nào? (Trâm, Hà Nội)

Ứng xử khi bé cào mặt ăn vạ
Ảnh minh họa: Todaysparent.com.

Trả lời:

Để giúp con kìm chế cảm xúc và hành vi của mình bạn nên:

- Tham gia một khóa đào tạo hành vi làm cha mẹ và chiến lược kỷ luật tích cực.

- Hiểu bản chất hành vi ăn vạ là tìm sự chú ý từ cha mẹ và mong cha mẹ thỏa mãn yêu cầu. Khi cha mẹ thỏa mãn yêu cầu thì hành vi ăn vạ được củng cố và ngày càng nặng lên.

- Cha mẹ dùng chiến lược phớt lờ ở đây là đúng nhưng chưa phải là hoàn toàn phớt lờ. Phớt lờ hoàn toàn giống như cha mẹ thực sự ra khỏi phòng và không có bất kỳ người nào như ông bà, giúp việc chú ý vào hành vi ăn vạ.

- Trong trường hợp trẻ vẫn ăn vạ có thể sử dụng thêm kỷ luật tích cực như: nếu con không nín khóc và đứng dậy, tối nay con sẽ mất quyền lợi xem tivi.

- Hãy làm cho trẻ chú ý đến một cái gì khác thật thú vị như: đồ chơi, bim bim... để trẻ quên đi cơn cáu giận. Điểm yếu của trẻ là thời gian chú ý rất ngắn và hay thay đổi sự chú ý, vì thế hãy dùng cách này một cách thuần thục và mau lẹ. Nếu bạn hiểu rõ con mình và biết được trẻ sắp cáu giận thì hãy cho trẻ có cơ hội để hóa giải nó, điều này cũng giúp bạn giảm được áp lực.

- Dùng khả năng hài hước hoặc những trò giải trí để giúp trẻ hết cáu giận. Khoác một vẻ mặt hài hước, hoặc chỉ cho trẻ thấy một vài điều thú vị để trẻ không chú ý đến cơn cáu giận của mình nữa.

- Đừng phớt lờ những hành động hung hăng: nếu con bạn hành động hung hăng trong khi cáu giận như: đá, cắn, đánh, ném hoặc đập vỡ đồ đạc… hãy đưa con ra khỏi nơi làm trẻ giận và bế trẻ, hoặc để trẻ ở một mình cho đến khi bình tĩnh lại. Khi cơn giận đi qua, bạn hãy ôm trẻ và nói rằng: bạn yêu trẻ và bỏ qua mọi chuyện.

- Khi trẻ giận dữ ở nơi công cộng, bạn hãy bế trẻ lên và bình tĩnh đưa trẻ đến nơi an toàn. Khi đến một nơi yên tĩnh hơn, bạn hãy giải thích quan điểm của bạn và cố gắng phớt lờ trẻ cho đến khi trẻ dừng lại. Đôi khi, bạn chỉ cần vuốt ve trẻ cũng có thể giúp trẻ dịu lại.

- Hãy ôm trẻ mà không cần phải nói gì. Hành động này tạo cảm giác an toàn cho trẻ và để trẻ thấy rằng: bạn quan tâm, lo lắng cho trẻ dù bạn không đồng ý với trẻ.

- Nếu mọi thứ vẫn không thay đổi, bạn hãy nghĩ về việc tìm bác sĩ trị liệu tâm lý để cùng tìm ra cách giúp con mình đối mặt với cảm xúc một cách lành mạnh hơn.

Chúc gia đình luôn hạnh phúc!

                                                                                 Thạc sĩ Trần Thành Nam
                                                            Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm