Stephen Grosz (người Anh) khẳng định rằng những lời bình luận như "con thật thông minh" hay con "là nghệ sĩ thật rồi" có thể cản trở việc học hành của chúng tại trường học sau này. Ông cho biết những lời ca ngợi "sáo rỗng" như vậy khiến trẻ không hạnh phúc, vì chúng không thể sống theo những kỳ vọng ảo tưởng đó.
Thay vào đó, chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ và giáo viên nên hạn chế lời khen và sử dụng các cụm từ chúc mừng trẻ vì đã "nỗ lực cố gắng".
Ảnh: rcowen.com. |
Grosz - đã phân tích tâm lý trong 25 năm - cho biết: "Những lời khen sáo rỗng cũng tồi tệ như những lời chỉ trích - nó có thấy sự dửng dưng đối với cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Việc khen ngợi con có thể tạm thời nâng cao lòng tự trọng của chúng ta, nhưng không giúp gì nhiều cho lòng tự trọng của chính trẻ".
Ông cũng dẫn ra nghiên cứu cho thấy trẻ được khen ngợi thái quá thường có xu hướng thể hiện kém ở trường.
Các nhà tâm lý từ Đại học Columbia đã yêu cầu 128 học sinh từ 10 đến 11 tuổi giải quyết một số bài toán. Sau đó, một số bé sẽ được khen "Em làm giỏi lắm - em rất thông minh", và một số nhóm khác thì được lưu ý "Em làm tốt - em chắc đã phải cố gắng nhiều".
Cả hai nhóm sau đó được cho làm các câu hỏi khó hơn, và những em được khen là thông minh thì làm không tốt bằng nhóm còn lại.
Trong cuốn The Examined Life, với một chương có tựa đề Sự tâng bốc có thể khiến trẻ mất tự tin thế nào (How Praise Can Cause Loss Of Confidence), chuyên gia Grosz cho rằng, thay vì tâng bốc trẻ, cha mẹ nên cố gắng nhẹ nhàng xây dựng lòng tự tin của chúng, "chỉ bằng cách lắng nghe con muốn nói gì với bạn, về những gì chúng quan tâm và những gì chúng thích thú".
T. An
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet