Nội dung

Trên trang Parentables, Laura St John, một thương nhân cũng là một bà mẹ của ba cậu con trai 8, 6 và 2 tuổi đã chia sẻ những đúc kết về việc thứ tự sinh có ảnh hưởng như thế nào đến tính cách của mỗi đứa trẻ và những ứng xử của cha mẹ như thế nào cho phù hợp. Laura St John cũng chính là người điều hành của hệ thống lớp học công nghệ dành cho trẻ em Discovery Kids Puterbugs tại Mỹ.

Thứ tự sinh ảnh hưởng đến con cái như thế nào

Thứ tự sinh có ảnh hưởng nhất định đến tính cách của mỗi người - Ảnh: Danzfamily

Con cả

con cả vốn mang nhiều kỳ vọng của cha mẹ nhất. Đó là đứa trẻ duy nhất mà khi ra đời nhận được sự quan tâm trọn vẹn của bố mẹ, và sự quan tâm này dễ dàng trở thành các hình thức giám sát. Điều này khiến những đứa con đầu lòng luôn cố gắng phấn đấu để đạt đến sự hoàn hảo. Các bé thường rất trưởng thành, có trách nhiệm, và có tổ chức.

Gợi ý cho cha mẹ: Con trai cả của tôi có tất cả những đặc tính kia. Nếu không hài lòng với công việc của mình, bé sẵn sàng xóa bỏ những gì bé đã viết và vẽ khi cảm thấy chúng không hoàn hảo. Cha mẹ nên xây dựng sự tự tin cho bé bằng cách vỗ tay tán thưởng những nỗ lực của bé hơn là chỉ chú ý đến kết quả cuối cùng. Có ba cậu con trai, chúng tôi đặt cho con cả rất nhiều trách nhiệm. Ngược lại, bé cũng rất biết lắng nghe và sẵn sàng lên lớp với các em. Vì vậy, chúng tôi phải liên tục đánh giá lại kỳ vọng của mình đối với bé, và luôn tự nhắc mình rằng bé chỉ có tám tuổi. Chúng ta không thể quá khắt khe với bé, hoặc không để bé khắt khe với chính mình.

Con giữa

Dù con thứ là trai hay gái tôi đều nghe được một nhận xét chung từ các ông bố bà mẹ trên khắp thế giới: các bé dũng cảm và liều lĩnh hơn anh chị của mình. Các bé nhẹ nhàng và mang đến cho cha mẹ nhiều niềm vui. Nhìn chung, con giữa ít có những tính cách đặc trưng như con cả và con út. Các bé dường như chỉ cố gắng đề không bị cha mẹ bỏ sót.

Gợi ý cho cha mẹ: Bởi vì con thứ có xu hướng nhìn bên ngoài phạm vi gia đình để cảm thấy đặc biệt, chúng tôi chắc chắn rằng những con giữa của chúng ta có rất nhiều sự quan tâm. Bé vô cùng cá tính. Vì thế chúng tôi đã dừng so sánh con trai thứ hai với con cả của mình. Nếu bé có một nét tính cách tiêu cực, chúng tôi phải gán cho bé một nét tính cách ngược lại. Gia đình tôi đã đã phải trải qua một thời gian chuyển giao rất khó khăn. Bé từng thích mọi thứ theo ý của mình. Khi chúng tôi muốn tắt tivi thì bé khăng khăng đòi bật. Và trước khi muốn bé tắt tivi theo ý mình, chúng tôi phải “nịnh” rằng bé là một đứa con biết vâng lời. Chúng tôi cũng đã học được cách làm cho bé nghĩ rằng bất cứ điều gì chúng tôi muốn bé làm cũng chính là ý tưởng của bé, từ đó bé sẵn sàng thực hiện điều đó. Dạy dỗ bé thứ hai, chúng tôi phải dùng nhiều thủ thuật hơn so với việc dạy dỗ bé đầu lòng.

Con út

Những điều mà chúng tôi lo lắng về con cả và con thứ cũng không xuất hiện nhiều mỗi khi bé út quanh quẩn bên mình. "Hãy đáp ứng những gì bé muốn!", cha mẹ thường nói về việc chiều chuộng đứa con út chỉ để có được một giây phút hòa bình và yên tĩnh như thế. Chăm mấy đứa con đôi khi khiến các bậc cha mẹ kiệt sức. Vì thế bạn đừng thắc mắc tại sao những đứa con út thường được chiều chuộng và ít có khả năng cảm thấy phải tuân theo luật lệ.

Gợi ý cho cha mẹ: Cha mẹ không nên đánh giá thấp những cố gắng của bé chỉ vì bé không phải là kế hoạch lớn của vợ chồng bạn nữa sau khi bạn đã sinh hai đứa con rồi. Cha mẹ cần phải làm cho bé cảm thấy mình cũng quan trọng, đồng thời trao cho bé thêm trách nhiệm. Vì vậy, khi hai cậu con 8 và 6 tuổi học chính tả, chúng tôi cũng cho cậu con út 2 tuổi Lucas nhìn nhận các màu sắc và học cùng các anh. Bé luôn muốn được coi là một cậu bé lớn, vì vậy chúng tôi cố gắng xây dựng sự độc lập cho bé tại bất cứ khi nào có thể.

Luôn luôn có những trường hợp ngoại lệ đối với mọi quy tắc. Vì vậy, bạn không nên ép các con vào cùng một khuôn mẫu và đừng bao giờ so sánh các con mình với nhau theo một cách mà có thể tạo ra tiêu cực. Hãy suy nghĩ về thứ tự sinh có thể ảnh hưởng đến bạn, và làm thế nào bạn có thể thích nghi với phong cách nuôi dạy con cái của riêng mình ngay bây giờ để giúp bé trở thành người tốt nhất mà bé có thể. Cuối cùng, nếu bạn gắn nhãn tích cực cho con cái, các bé sẽ đạt được những kỳ vọng mà bạn mong muốn!

Kim Kim

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm