Nội dung

Hai tháng nay, cứ đến bữa ăn của cu Bim là chị Nga (quận 2, TP HCM) phải “đánh vật” khổ sở cùng con đến 2-3 tiếng đồng hồ. Trong 6 tháng đầu, bú sữa mẹ nên cu Bim lớn rất nhanh, bụ bẫm. Từ khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm thì bé có dấu hiệu biếng ăn. Gần đây, kể từ khi mọc thêm hai chiếc răng hàm trên, bé tăng cân rất chậm do cứ đến bữa ăn là ngậm bột trong miệng không chịu nuốt. Thỉnh thoảng, khi ngậm chán bé còn phun nhè cả ra.  

“Đến bữa ăn là cả bà nội bé và tôi phải bày biện đủ cách, khi thì gõ trống, lúc bật nhạc rồi lắc lư làm trò mà vẫn không ăn thua. Nhiều lúc bực mình quá, tôi cho bé nghỉ ăn luôn, sau khi bị bỏ đói bé cũng ăn lại một chút nhưng làm vậy thấy xót con quá”, chị Nga tâm sự.

Ứng phó khi bé ngậm thức ăn không nuốt

Việc trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt đã trở thành nỗi lo của không ít bà mẹ.

“Tôi đã thay đổi khẩu phần thức ăn, kết hợp đủ mọi biện pháp mà vẫn không cải thiện được tình hình", chị Trân, quận Bình Thạnh, TP HCM, thở dài ngao ngán sau 2 tiếng đồng hồ đuổi bắt lòng vòng mà vẫn chưa cho con ăn hết chén cháo cua. Khi cho bé Nhím ăn, nếu mẹ kết hợp cho con uống nước canh thì bé nuốt nhanh hơn. Cứ như thế này mãi, chị sợ nếu bé cứ không nhai mà nuốt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa.

“Cả 2 tháng nay bé không tăng cân, đã 19 tháng nhưng chỉ nặng 11 kg. Tôi nuôi bé gái đầu tiên rất khỏe nhưng với bé thứ hai này thấy vất vả quá”, chị Trân cho biết. Nhiều người giới thiệu các thảo dược kích thích ngon miệng, chị e ngại không dám cho bé sử dụng vì sợ sẽ để lại hậu quả về sau.

Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn, ngậm thức ăn không chịu nuốt. “Đây là thói quen không tốt, nguyên nhân gây chán ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh, về lâu dài sẽ gây hư men răng”, bác sĩ Hậu chia sẻ.

Theo bác sĩ Hậu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ ngậm thức ăn trong miệng. Bé cần được khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý, làm thêm xét nghiệm để định lượng các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Một số nguyên nhân khiến trẻ ngậm thức ăn:

-  Bé mắc một số bệnh gây khó chịu trong người, bé khó nuốt, nuốt đau..., mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ mệt mỏi, không muốn ăn.

- Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích, hàm răng… của bé thì bé sẽ lười nuốt.

- Bé được ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu cũng sẽ hình thành thói quen lười nhai. Khi không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ sẽ khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.

-   Trẻ không ăn một vài thức ăn đặc biệt mà bố mẹ không biết, vẫn thường xuyên cho ăn nên bé không muốn nuốt.

Một số lời khuyên:

- Cần xem lại cách chế biến thức ăn có phù hợp với hàm răng, độ tuổi của trẻ hay không. Đổi món thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng

-  Không nên tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ, thảo dược, vì nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý đôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại.

 - Lúc đầu cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn, hơi lỏng, sau đó tập cho ăn thức ăn sệt và chuyển dần qua ăn cơm.

- Khen và khuyến khích và động viên khi trẻ ăn.  

- Nếu bé tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để bé chú ý vào việc ăn uống hơn, không nên vừa cho ăn vừa dắt dạo chơi.

- Nên tập cho trẻ tự xúc ăn, khi đó các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.

- Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn. 

- Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến để các bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bé.

Lê Phương

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Dạy con yêu cô thầy

Bạn muốn bé nhà mình là con ngoan trò giỏi thì hãy dạy tình yêu trường lớp, thầy cô. Và trước hết, bố mẹ phải là tấm gương thể hiện điều đó.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Cách vệ sinh mũi an toàn cho bé

Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Một trong những triệu chứng gây khó chịu cho bé là chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm