Nội dung

Quyết định lấy chồng khi vừa tròn 30 tuổi đối với tôi là một thời điểm phù hợp, nhưng có phần mạo hiểm. Ngày trước, tôi đã luôn tự đặt ra cho bản thân những tiêu chuẩn về người bạn đời của mình, và nghĩ rằng chắc chắn sẽ gả cho chàng trai theo đúng với những tiêu chuẩn đó. Nhưng nào ngờ, người tính không bằng trời tính, tôi loay hoay "kén cá chọn canh" suốt mấy năm trời, rồi cuối cùng lại lựa chọn mặc kệ tất cả để "neo" vào "bến đỗ" nơi anh - người đàn ông đã lỡ một lần đò và đang nuôi cô con gái 13 tuổi.

Tôi chưa từng nghĩ bản thân sẽ trở thành mẹ kế, nhưng đã siêu lòng trước anh rồi thì biết phải làm sao? Làm mẹ kế đối với tôi là trải nghiệm không dễ dàng, vì dù sao đây cũng là lần đầu làm mẹ, nhưng lại không phải là mẹ ruột của đứa con do chính tôi sinh ra, mà chỉ là mẹ kế nuôi con của vợ cũ chồng mình.

Ngày tôi theo anh về chung một mái ấm, tôi rất hạnh phúc vì được gả cho người đàn ông mà mình yêu và anh ấy cũng yêu mình. Vì muốn làm vợ anh, tôi đã bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu, độc mồm độc miệng của người đời, thậm chí cãi nhau với bố mẹ ruột để có được "hoa thơm trái ngọt" như hôm nay. 

Nhiều người khuyên tôi hãy suy nghĩ lại, rồi lựa chọn người "ngưu tầm ngưu mã tầm mã", vì dù gì tôi cũng là gái tân, ngoại hình cũng ưa nhìn, sự nghiệp ổn định như thế thì lo gì không có ai xứng đáng hơn rước về. Trong khi đó, anh lại là người đàn ông đã qua một đời vợ, và hơn thế nữa là đã có với vợ cũ một đứa con riêng, nếu đồng ý về bên anh, sau này tôi sẽ khổ.

Tức giận khi vợ chồng không được gần gũi vì con riêng của anh câu nói của đứa trẻ khiến tôi ôm mặt xấu hổ

Nhưng cuộc đời là của tôi, tôi nghĩ mình có quyền lựa chọn theo trái tim mình và chắc chắn tôi sẽ chịu trách nhiệm được với lựa chọn đó mà không đổ lỗi hay oán trách bất kỳ ai. Ngót nghét nửa năm trời tôi chung sống cùng anh và con gái riêng, mối quan hệ vợ chồng cũng được xem là tạm ổn, nhưng nút thắt lớn nhất đến bây giờ vẫn chưa tháo gỡ được, đó là mối quan hệ với con riêng của chồng.

Sống chung dưới một mái nhà, nhưng ánh mắt con bé mỗi lần nhìn tôi vẫn luôn sắc lẹm, gương mặt lúc nào cũng tỏ ra khó chịu. Mặc dù để lấy lòng con bé, tôi đã luôn làm tròn nghĩa vụ của một người mẹ, yêu thương và chăm sóc con chu toàn nhất trong khả năng của mình. Nhưng con bé vẫn chưa bao giờ xem tôi giống như một người mẹ của nó. Suốt ngày chỉ bám riết lấy bố, thậm chí vì con bé mà vợ chồng tôi đã nhiều lần "mặt nặng mày nhẹ" với nhau, chỉ vì con bé đã 13 tuổi rồi nhưng không chịu ngủ riêng, mà đêm nào cũng đòi ngủ chung với vợ chồng tôi.

Tôi cảm thấy rất khó chịu và bất lực vì điều này, cảm giác như bản thân là người dư thừa. Dù đã cưới nhau nửa năm, nhưng chưa đêm nào tôi được "làm vợ đúng nghĩa". Chồng tôi vì thương con mà luôn chiều theo ý nó, hết lần này đến lần khác làm lơ lời đề nghị cho con ngủ phòng riêng của tôi. 

Tức giận khi vợ chồng không được gần gũi vì con riêng của anh câu nói của đứa trẻ khiến tôi ôm mặt xấu hổ

Cho đến một ngày, sự chịu đựng trong tôi "phát nổ" và tôi đã quyết định "dằn mặt" con bé để nó dẹp bỏ đi cái tính cứng đầu của mình, mà trả lại không gian riêng tư cho vợ chồng tôi. Thế nhưng đối mặt với lời nói có phần hằn học của tôi, hai hàng nước mắt của con bé chảy dài, nói trong tiếng nấc:

- Con ghét dì, mọi người đều nói vì dì mà bố mẹ xa nhau, vì dì mà con không được sống chung với mẹ nữa. Dì chính là "con giáp thứ 13" đã phá hoại hạnh phúc của gia đình con. Dì hãy đi ra khỏi nhà con ngay, như vậy mẹ mới có thể trở về bên con và bố.

Trước lời đáp trả gay gắt của con bé, tôi đứng như tượng, cảm thấy toàn thân lúc đó lạnh ngắt. Vì sao một đứa trẻ chỉ mới 13 tuổi lại có thể nói ra được những suy nghĩ, lời nói như thế? Những lời nói có vẻ ngây thơ, nhưng lại có tính sát thương cao đến vậy, khiến trái tim tôi như bóp nghẹt lại. Hoá ra từ trước đến nay, con bé có thái độ ghét bỏ tôi vì nó nghĩ tôi là nguyên nhân khiến bố mẹ nó ly hôn.

Tức giận khi vợ chồng không được gần gũi vì con riêng của anh câu nói của đứa trẻ khiến tôi ôm mặt xấu hổ

Chưa kịp hoàn tỉnh, chồng tôi từ trên lầu chạy xuống chứng kiến cảnh tượng, cũng ngơ ngác không hiểu gì thì con bé tiếp tục khóc lớn và nói với bố:

- Con không thích dì chút nào đâu bố, dì là người xấu nên bố hãy đuổi dì ra khỏi nhà và tìm mẹ về đây sống với con đi. Bố hãy đi năn nỉ mẹ và xin lỗi mẹ, bố hãy nói bố và cả con đều rất thương mẹ. Bố ơi! Con muốn gia đình mình trở về như lúc trước, được không hả bố?

Trước lời nài nỉ dồn dập của đứa trẻ, chồng tôi im lặng một lúc lâu, rồi cuối cùng ôm con bé vào lòng và dỗ dành:

- Không được đâu con gái à! Bố và mẹ bây giờ đã có cuộc sống riêng. Dì mới là vợ và là mẹ của con hiện tại. Dì đã vì con mà cố gắng rất nhiều, con đừng nói như thế dì sẽ buồn đấy! Có thể bây giờ con còn nhỏ, nhưng sau này khi lớn lên con sẽ hiểu. Dù thế nào thì bố và dì vẫn luôn yêu thương con, và bố sẽ vẫn cho con gặp mẹ mỗi khi con muốn.

Mặc dù chồng tôi đã rất nhẹ nhàng để tâm sự, trấn an con, nhưng con bé vẫn bỏ chạy vào phòng và đóng cửa lại. Tôi hiểu ở độ tuổi chưa hoàn thiện về nhận thức, con bé sẽ khó chấp nhận sự việc một cách nhanh chóng. Con cần thời gian để dần dần thích nghi, vì vậy tôi quyết định vẫn sẽ kiên trì chờ đợi con. Tôi tin rằng, một ngày nào đó tình yêu thương của tôi sẽ được đáp trả và con bé sẽ đón nhận tôi như một người mẹ thực sự của nó.

Tâm sự của độc giả tuongvy..@gmail.com

Theo chuyên gia tâm lý, khi bố mẹ ly hôn, trẻ em ở các độ tuổi khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau, nhưng phần lớn sẽ trải qua cảm giác bất lực, đau khổ, tự ti, tức giận, tội lỗi, khó hiểu, oán hận,… và chịu áp lực tâm lý rất lớn.

Bố mẹ trước hết phải có hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm lý của trẻ ở từng độ tuổi, lựa chọn cách giáo dục con phù hợp, có mức độ thả lỏng, giao tiếp bình đẳng, đặc biệt là lắng nghe con nhiều hơn, chứ không chỉ đơn thuần là thuyết giáo, kiểm soát.

Vì đứa trẻ nào trong hoàn cảnh này cũng sẽ dễ hình thành tâm lý không ổn định. Nên thay vì ép con phải chấp nhận sự thật ngay lập tức, thì bố mẹ cần phải cho trẻ thời gian, đồng thời đồng hành cùng con để giúp con dần lấy lại nhịp sống bình thường.

Thứ hai, bố mẹ hãy vượt qua nỗi đau của mình cho tốt, hãy thực sự thoát ra khỏi cái bóng của ly hôn, đừng đẩy bất hạnh hôn nhân lên đầu con cái, đừng trút những cảm xúc tiêu cực lên đầu con cái. Chỉ khi bố mẹ bình tĩnh lại, không coi con là kẻ ngang ngược thì mới hiểu được nguyên nhân đằng sau những hành vi “bất thường” của con, và để con được bộc lộ hết cảm xúc bên trong mình. 

Thứ ba, bố mẹ nên để con cái cảm thấy gia đình ly hôn cũng là một hiện tượng bình thường trong xã hội ngày nay thông qua lời nói và việc làm, gia đình ly hôn cũng có thể ấm êm hạnh phúc, việc giao tiếp giữa bố mẹ và con cái cũng dễ chịu, thoải mái và tự do. Khi bố mẹ tạo ra một bầu không khí như vậy và làm gương, con cái sẽ dần thay đổi quan điểm và hành vi của mình, và sẵn sàng xây dựng một gia đình mới cùng bố mẹ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm