Nội dung

Đã đến lúc đổi thay

Tháng 12 năm nay, Hoa hậu Việt Nam sẽ chính thức tổ chức tại Phú Quốc. Trên danh nghĩa đây là cuộc thi Hoa hậu chính thức duy nhất của Việt Nam được tổ chức liên tiếp 2 năm/kì trong suốt hơn 20 năm qua bởi Báo Tiền Phong. Thế nhưng, trên thực tế trong những năm qua thì có rất nhiều cuộc thi Nữ hoàng, Hoa hậu, Hoa khôi diễn ra cho đến khi Cục Nghệ thuật biểu diễn ra văn bản quy định để tránh trường hợp “loạn” Hoa hậu.

Thời gian này, trên sóng VTV3 đang diễn ra cuộc thi Hoa khôi áo dài – Đường tới vương miện Hoa hậu Thế giới - do BHD phối hợp cùng Elite Việt Nam tổ chức. Về danh nghĩa, đây là một cuộc thi tìm kiếm Hoa khôi với phương thức tổ chức là một chương trình truyền hình thực tế kéo dài 75 ngày, hoàn toàn khép kín và cách biệt.
Một điều không thể phủ nhận là Hoa khôi áo dài Việt Nam đã mang đến một không khí mới, một sự quan tâm mới của công chúng dành cho các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam. Nó không còn là mô hình thi tập trung tại một địa điểm nào đó trong hai tuần với lịch làm việc dày đặc khiến thí sinh lẫn phóng viên đưa tin đều luôn luôn trong tình trạng “đua thời gian” để theo kịp lịch của Ban tổ chức. Đó là chưa kể có rất nhiều hoạt động mang tính chất “hình thức” để đáp ứng được sự đa dạng về các hoạt động của thí sinh với mục đích cho thấy tiêu chí “đẹp người đẹp nết” mà BTC đề ra đang được duy trì một cách “tối thượng”. 
Từ vụ hoa khôi người mẫu bán dâm quy chuẩn nào cho cuộc thi hoa hậu
Hoa hậu Thùy Dung
Những hoạt động, đời sống, hành vi ứng xử của các người đẹp tham gia các cuộc thi luôn luôn là một đề tài được khán giả quan tâm nhưng lại luôn được tiếp xúc một cách gián tiếp thông qua kênh báo chí. Giờ có một cuộc thi được tường thuật hằng ngày trên sóng về hành vi, lối sống của các cô gái với giấc mơ nhan sắc, hẳn nhiên là một điều thú vị dành cho các khán giả xem truyền hình.
Những thói quen, tính cách cũng vì thế mà dần dần biểu lộ trên truyền hình tới khi bị tập trung sống trong một “Lâu đài nhan sắc”, các thí sinh sẽ bị ghi hình và khán giả chính là những người đánh giá cùng với một Ban giám khảo được chỉ định cùng với sự tham gia của từng chuyên gia theo từng tuần.
Không có ý quá khen ngợi chương trình nhưng quả thực những gì liệt kê ra đây chính là nét hấp dẫn nhất của toàn bộ cuộc thi cũng như mang đến cho khán giả quyền được lên tiếng một cách chính đáng vào quyết định chọn hay loại thí sinh của BTC bằng 30% số phiếu bầu được quy đổi từ tin nhắn.
Một nét thú vị nữa của cuộc thi là nếu khán giả đồng hành đến cuối chương trình sẽ thấy được sự thay đổi, rèn dũa, luyện tập và kết quả của quá trình thay đổi bản thân của những thí sinh tham gia sao cho xứng đáng với vương miện của cuộc thi. Để từ đó thấy sự tiếp nhận những quy chuẩn của các cuộc thi quốc tế giúp cho thí sinh Việt Nam phần nào tự tin hơn với các cuộc “mang chuông đi đánh xứ người”.
Hoa hậu Việt Nam-Bao giờ thôi “kẻ cả”
Mang tiếng là cuộc thi tìm kiếm nhan sắc lớn nhất Việt Nam nhưng trong 3 kỳ trở lại đây không năm nào cuộc thi này cán đích một cách an toàn, không điều tiếng. Năm 2008 là sự cố bằng cấp của Hoa hậu Thùy Dung. 
Từ vụ hoa khôi người mẫu bán dâm quy chuẩn nào cho cuộc thi hoa hậu
 Hoa hậu Thùy Dung
Năm 2010 là một Hoa hậu Ngọc Hân nhan sắc thiếu thuyết phục giữa một rừng các mỹ nữ khác. Năm 2012 là Đặng Thu Thảo vướng vấn đề bằng cấp, sau khi đăng quang. Và, một điểm chung khác nữa của cả 3 cuộc thi trên là 3 Hoa hậu sau đăng quang đều không tham gia bất kỳ một cuộc thi quốc tế. Thùy Dung nhận án phạt của Cục Nghệ thuật biểu diễn nên không thể ra nước ngoài thi thố, Ngọc Hân bận với việc muốn trở thành nhà thiết kế thời trang nên không ham hố đấu trường nhan sắc quốc tế.
Từ vụ hoa khôi người mẫu bán dâm quy chuẩn nào cho cuộc thi hoa hậu
 Hoa hậu Ngọc Hân
Đặng Thu Thảo thì bởi lý do muôn thuở là “bận học” nên không muốn dành thời gian cho các cuộc thi lớn bên ngoài Việt Nam. Đến bây giờ công chúng thực sự tự hỏi, trong đó có cả người viết, nếu như tổ chức thi Hoa hậu mà không khoe được với thế giới nhan sắc, độ mặn mà yêu kiều của đại diện phụ nữ Việt thì không biết thi để làm gì và việc quảng bá đất nước thông qua đại sứ nhan sắc như Hoa hậu kể ra đã không còn nữa.
Từ vụ hoa khôi người mẫu bán dâm quy chuẩn nào cho cuộc thi hoa hậu
Hoa hậu Đặng Thu Thảo 
Không biết có phải vì không tự tin với con người, nhan sắc hay hành trang tri thức mà những Hoa hậu kể trên không mặn mà với các cuộc thi quốc tế. Thế nhưng kỳ lạ ở chỗ là họ được quyền từ chối khi mà đó là một trong nghĩa vụ của một cô gái đang đại diện cho nhan sắc của một quốc gia với hàng triệu thiếu nữ xinh đẹp.
Hay cũng có thể là tâm lý thiếu tự tin, biết rằng sẽ không có kết quả tốt nên khôn ngoan là đừng đi? Trong khi đó, tất cả các quốc gia khác, mỗi cuộc thi nhan sắc của họ đều rất rõ ràng về các vị trí sau cùng sẽ tương ứng với mỗi suất tham dự các cuộc thi hoa hậu quốc tế. Còn ở Việt Nam, những việc đó hình như đang bị bỏ phí để từ sự bỏ phí đó mới phát sinh điều mà đáng tiếc chúng ta phải nói ra là “người ăn không hết kẻ lần không ra”.
Thi Hoa hậu chui – Giấc mơ có thật

Từ vụ hoa khôi người mẫu bán dâm quy chuẩn nào cho cuộc thi hoa hậu
Cao Thùy Linh 
Việc Cao Thùy Linh vừa thoát án phạt biểu diễn mà chỉ phải chịu án phạt hành chính cho việc đi thi quốc tế không thông qua Cục Nghệ thuật biểu diễn là một điều đáng để suy ngẫm. Đành rằng đúng là Cao Thùy Linh đã không hoàn thành thủ tục để được cấp phép nhưng vấn đề nằm ở chỗ những người được hy vọng sẽ đi thi lại thờ ơ trong khi đó nhiều người muốn đi lại thiếu cơ hội để được đi nên “đành nhắm mắt đưa chân” làm liều.
Thêm vào đó, chuyện bị phạt là chuyện nội bộ nhưng nếu như thí sinh đó đoạt được giải thì vẫn phải công nhận – đó là một điều hiển nhiên – bởi nỗ lực của cô gái đó ít nhiều cũng đã được cộng đồng quốc tế thông qua một cuộc thi nhan sắc tầm cỡ. Nó giống như chuyện đạo diễn có thể phải ở tù nhưng phim của họ thì vẫn được chiếu tại Iran.
Cao Thùy Linh không phải trường hợp duy nhất mắc phải án phạt này và chắc chắn cũng sẽ không phải trường hợp cuối cùng bị nhắc nhở về chuyện “vượt rào”. Hơn ai hết, chính họ cũng hiểu rằng chỉ có cách “vượt rào” mới được để ý trong một thế giới hoạt động giải trí có quá nhiều lựa chọn, quá nhiều danh hiệu nhưng lúc nào cũng khát khao một điều mới. Đều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu như đại diện của các đơn vị giữ bản quyền cử người đi thi chịu một sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan có thẩm quyền cũng như những “suất” tham dự các cuộc thi quốc tế đang ngày bị bỏ rơi bởi chính những cô gái được tin tưởng trao quyền nhưng từ chối tận dụng nó.
Cũng từ đó, hàng loạt các cuộc thi mọc lên với những danh hiệu “né” chữ “Hoa hậu” để hòng lách luật và cung cấp thêm các lựa chọn cho các nhà tuyển trạch thí sinh các cuộc thi quốc tế. Và, cũng từ đó nảy sinh ra các thảm họa mà công chúng gọi là “Hoa hậu ao làng” hoặc như mới nhất là Hoa hậu Việt Nam Thế giới – một trong những vụ lùm xùm nhất làng giải trí năm 2014.

Nhan sắc và cái giá phải trả cho những hấp tấp

Ngay trong buổi họp báo ra mắt cuộc thi Hoa hậu Việt Nam Thế giới, người viết bài đã hỏi BTC cuộc thi về tính pháp lý của cuộc thi khi tổ chức tại Việt Nam bởi ai cũng biết, muốn xin giấy phép tổ chức thi Hoa hậu trên lãnh thổ Việt Nam không dễ, nhất là với cuộc thi có đối tượng thi là công dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới. 
Đại diện BTC nói rằng họ có đầy đủ giấy tờ và thậm chí có khả năng đưa người thắng giải đi thi quốc tế. Người viết hỏi thêm về chuyện họ dựa vào đâu để đưa thí sinh đi thi khi ¾ suất đi thi quốc tế do bên Elite Việt Nam nắm giữ và dành cho các thí sinh của Hoa khôi áo dài Việt Nam đang phát sóng trên VTV3, suất dự thi còn lại là Hoa hậu hoàn vũ do bên Hoàn Cầu Việt Nam giữ với chức danh Giám đốc quốc gia thuộc về Á hậu Dương Trương Thiên Lý thì BTC ấp úng và nói sẽ gửi câu trả lời sau nhưng cũng cố vớt vát thêm là nếu thí sinh muốn đi thi vẫn cử đi thi được. 
Một đồng nghiệp khác hỏi rằng với tư cách như thế nào, có đại diện Việt Nam hay không mà cử đi thi các cuộc thi nhan sắc quốc tế thì BTC lại ấp úng tiếp. Điều đó chứng tỏ ngay từ nội bộ BTC cũng đã có sự chuẩn bị chưa chu toàn để có thể tổ chức sự kiện một cách suôn sẻ và sự thực đã diễn ra như vậy. Sau khi nghệ sĩ hài Việt Hương tố cáo cung cách tổ chức thiếu chuyên nghiệp đến độ chị phải bật khóc trên sân khấu tại Nhật thì cuộc thi cũng bị rút giấy phép tổ chức tại Việt Nam và âm thầm tổ chức đêm chung kết tại ...Campuchia. 
Đại diện cho đơn vị này tại Việt Nam là người mẫu Đức Vĩnh – một người mẫu từng đoạt giải Vàng cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam cũng như quen mặt với khán giả cả nước thông qua truyền hình lẫn thời trang – đã tổ chức họp báo để đính chính thông tin cũng như yêu cầu Việt Hương xin lỗi. Song, tất cả đều vô ích bởi đến lúc này cuộc thi đã không còn nhận được sự quan tâm như BTC mong muốn.

Nhan sắc và cái đẹp là điều ai cũng muốn có, muốn được ngắm nhìn và tôn vinh. Thế nhưng, trong một đời sống còn nhiều hỗn loạn với những giá trị chưa được tôn vinh đúng mực như đời sống giải trí Việt đang có hiện nay thì rõ ràng những quy chuẩn của một cuộc thi Hoa hậu cần phải xây dựng lại một cách cẩn thận để công chúng không mất niềm tin cũng như quay lưng. Mặt khác, cũng không cần quá kỹ như kiểu “không chấp nhận thí sinh sống thử” như BTC của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam bởi thí sinh nếu có sống thử thì cũng có cả trăm nghìn cách mà BTC dù có giỏi cỡ nào cũng khó mà phát hiện.

Du Miên/ Thế giới nghệ sĩ

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục