Trẻ 6 tháng tuổi là bước đánh dấu sự phát triển quan trọng trong những năm tháng đầu đời. Thời điểm này, não bộ của bé phát triển rất nhanh.
Vì vậy, việc bố mẹ áp dụng một số trò chơi vận động phù hợp có thể giúp trẻ kích thích các nơ ron thần kinh và giúp tăng chỉ số thông minh của bé. Bố mẹ có thể tham khảo một số trò chơi vận động cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi sau đây.
Cho bé chạm sàn
Trẻ 6 tháng tuổi não bộ đã phát triển tương đương 50% kích thước não bộ của người lớn. Bé có thể cầm, nắm đồ vật, nên bố mẹ có thể đặt đồ chơi trên sàn để bé nhặt, cầm lên, sau đó thay đổi bằng cách đặt ở một khoảng cách xa bé để bé bò đến lấy.
Trò chơi này giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và tăng cường vận động thể chất. Để kích thích trí tò mò của bé, khuyến khích bé khám phá, bố mẹ có thể giấu đồ chơi mà bé yêu thích ở sau lưng, dưới gối, những chỗ "ẩn náu” quen thuộc với bé rồi cùng giúp bé đi tìm đồ chơi.
Một số trò chơi vận động giúp trẻ sơ sinh phát triển tốt hơn.
Mỗi ngày mẹ nên cho con 1 khoảng thời gian chơi trên sàn. Bé có thể ngồi, nằm tùy ý. Khi chơi trên sàn, bé sẽ tự mình lăn lê để lấy được món đồ chơi xa tầm với. Việc này sẽ kích thích hoạt động của bé.
Như vậy, mẹ có thể giúp bé cứng cáp hơn và nhanh biết bò hơn. Mẹ có thể cho bé đứng lên sao cho chân chạm đất, chuẩn bị cho giai đoạn tập đi của bé. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến lé nhiều hơn để trách bé ngã hay làm mình bị thương.
Hãy để món đồ chơi ưa thích của bé cách xa tầm với một chút. Bé sẽ cố gắng để lấy được món đồ ấy. Khi đó bé đang nằm sấp, bé có thể trườn tới lấy đồ ăn. Việc này vừa kích thích trí tò mò của trẻ lại vừa kích thích vận động.
Vượt chướng ngại vật
Giai đoạn 6 tháng tuổi, nếu áp dụng trò chơi phù hợp có thể kích thích sự truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh hiệu quả và giúp tăng chỉ số thông minh cho bé.
Tham gia vào các trò chơi là một trong những cách hiệu quả giúp trí não bé vận động. Bố mẹ cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Quan trọng hơn cả là cha mẹ nên vui chơi cùng bé, để chia sẻ niềm vui, tận hưởng niềm hạnh phúc với bé và giúp bé học hỏi, rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong khi chơi.
Bố mẹ có thể áp dụng trò chơi vượt chướng ngại vật, nếu trẻ đang tập trườn, bò... mẹ hãy tạo chướng ngại vật nhỏ bằng các loại khăn, gối, đồ chơi... an toàn để bé học cách vượt qua hoặc gạt chướng ngại vật ra khỏi đường đi của mình.
Bố mẹ có thể áp dụng trò chơi vượt chướng ngại vật, nếu trẻ đang tập trườn, bò...
Chơi bowling cùng bé
Đối với trò chơi bowling, mỗi lần thực hiện một cú ném bóng vào các ky được ví như một bài tập hiệu quả. Tay và toàn bộ cơ thể cần phải tập trung vận động một cách khéo léo để ném bóng chính xác nhất.
Hầu hết các nhóm cơ như gân, khớp, dây chằng, cơ bắp... cũng phải tham gia. Từ đó giúp tăng trưởng cơ bắp, thúc đẩy sự linh hoạt của toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi vẫn chưa thể đi được, vì vậy áp dụng trò chơi bowling ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ phát triển cơ tay tốt hơn.
Khi áp dụng trò chơi này cho trẻ sơ sinh, mẹ mua hoặc tự làm đồ chơi bowling cho bé bằng các vật dụng có sẵn. Sau đó, mẹ cho bé ngồi phía trước mình và cầm bóng lăn để làm các khối đã dựng sẵn. Từ đó bé sẽ thích thú và làm theo.
Mẹ hãy chơi và tương tác cùng con mỗi ngày.
Ca hát cùng nhau
Tất cả em bé sơ sinh đều thích nhìn những điệu nhảy, lắc lư, xoay vòng,… Bạn có thể ôm bé trong tay và bắt đầu nhảy múa, đây là hoạt động có tác dụng đặc biệt với trẻ.
Nếu không ẵm hoặc địu bé, bố mẹ có thể kết hợp việc nhảy múa với cố gắng dọn dẹp nhà cửa, gọi điện thoại trong khi di chuyển. Đây là một trong những cách chơi với trẻ sơ sinh mà các bạn nhỏ vô cùng thích thú.
Mẹ có thể cầm tay và cùng vỗ tay với bé khi hát cho bé nghe. Mỗi ngày hãy hát ru cho bé, nhất là nghe những bản ưa thích, thay đổi giọng nói (to, nhỏ, lên xuống khác nhau) và phát âm từ ngữ rõ ràng hơn. Điều này có ích rất nhiều trong việc phát triển ngôn ngữ của bé ở những tháng tiếp theo.
Mẹ cũng không quên thường xuyên có những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và thể hiện sự yêu thương. Đây là hoạt động đơn giản nhưng giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, não bộ hiệu quả.
Mỗi ngày hãy hát ru cho bé, nhất là nghe những bản ưa thích, thay đổi giọng nói và phát âm từ ngữ rõ ràng hơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet