Trong khi bé ngủ, ký ức đang được lưu trữ, các khớp thần kinh đang hình thành, mô não đang phát triển, các kết nối được thiết lập, năng lượng được bổ sung…
Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu trên 10 năm, sau đó liệt kê ra 4 hành động phổ biến nhất ở những đứa trẻ có chỉ số IQ cao khi ngủ.
Đá chăn trong vô thức
Nhiều trẻ thường đá chân khi ngủ, thời gian của mỗi lần không dài, có thể chỉ vài giây. Lúc đầu người lớn có thể không để ý lắm, đôi khi nghĩ rằng đó là hành động vô thức của trẻ khi mơ.
Trên thực tế thì việc bé lật người và đạp chăn trong vô thức là một hiện tượng tốt, cho thấy cơ chân của trẻ đang hình thành và phát triển tốt, trẻ có đủ sức mạnh để đạp chăn ra khỏi người. Trẻ ngày càng nhạy cảm hơn và nhận thức được thế giới bên ngoài.
Việc trẻ đá vào chăn khi ngủ cũng là một sự cải thiện về khả năng nhận thức.
Và việc trẻ đá vào chăn cũng là một sự cải thiện về khả năng nhận thức. Hành động này xuất hiện càng sớm chứng tỏ sự phát triển của trẻ tốt, não bộ chi phối và tác động đến hành vi của trẻ, biểu hiện cho thấy trẻ sẽ có chỉ số IQ cao trong tương lai.
Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ luôn đạp chăn mà coi đó là một việc có ích. Tuy nhiên, khi thời tiết lạnh cha mẹ cần chú ý mặc đủ ấm cho trẻ khi ngủ để đảm bảo trẻ không bị lạnh khi đắp chăn.
Thích nằm sấp khi ngủ
Theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard, tư thế ngủ cũng phản ánh phần nào quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.
Theo đó, nhóm chuyên gia đã tiến hành khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ nhỏ, có sức khỏe và phát triển bình thường.
Kết quả, những đứa trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác. Những trẻ thích ngủ ở tư thế nằm thẳng và dang rộng chân tay cũng có tốc độ phát triển trí tuệ tương đương.
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn.
Trên thực tế, khi nằm trong bụng mẹ, bé nằm cuộn tròn ở tư thế này, khi ngủ nằm sấp sẽ mang lại cho mình cảm giác an toàn hơn. Từ góc độ tâm lý học, hành động tự bảo vệ này có thể cho thấy đứa trẻ rất thông minh và biết cách tự bảo vệ mình.
Dù tư thế ngủ sấp phần nào đó có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, song các chuyên gia này cũng khuyến cáo rằng, đây là thế ngủ nguy hiểm dễ ‘lấy mạng’ trẻ em, đặc biệt là bé sơ sinh vì nguy cơ dẫn đến nghẹt thở cao.
Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
Có một số trẻ sơ sinh ngủ rất chập chờn, chỉ cần bên ngoài có một chút động tĩnh là sẽ tỉnh ngay lập tức, hơn nữa trẻ rất cảnh giác, nhạy với ánh sáng hoặc tiếng động xung quanh.
Đây là sự nắm bắt nhạy cảm những thay đổi ở thế giới bên ngoài của trẻ. Tai nghe âm thanh, truyền đến não và sau đó tạo ra phản ứng. Theo một nghĩa nào đó, nó là tiền thân của IQ cao và trẻ sẽ rất thông minh khi lớn lên.
Theo các chuyên gia, khi trẻ đang ngủ, con sẽ nghe thấy âm thanh và truyền đến não qua hệ thần kinh, não phản ứng lại và đây là những biểu hiện của chỉ số IQ cao của trẻ. Trẻ cũng có thể nắm bắt được những thay đổi tinh tế bên ngoài thế giới trong khi ngủ.
Từ đó cũng chứng tỏ não bộ trẻ phát triển rất mạnh mẽ, có thể dễ dàng phán đoán được những sự biến đổi từ môi trường.
Theo các chuyên gia, khi trẻ đang ngủ, trẻ nghe thấy âm thanh và truyền đến não qua hệ thần kinh, não phản ứng lại, đây là những biểu hiện của chỉ số IQ cao của trẻ.
Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ chia chu kỳ giấc ngủ hoàn chỉnh thành chuyển động mắt nhanh (REM) và chuyển động mắt không nhanh (NREM), REM thường gọi là giấc ngủ sâu, trong khi giấc ngủ nhẹ thường xảy ra ở giai đoạn chuyển động mắt không nhanh.
Khi bé ngủ say, cơ bắp hoàn toàn thả lỏng và gần như không thể kiểm soát được, dù có tỉnh giấc tạm thời cũng sẽ ở trong trạng thái mơ hồ.
Tính cảnh giác cao và khả năng phản ứng nhanh cho thấy hệ thần kinh của bé đã phát triển đầy đủ, dù chưa hoàn toàn đi vào trạng thái ngủ sâu khi ngủ nhưng có ý thức tự bảo vệ rất mạnh.
Đôi khi mỉm cười khi ngủ
Trong cuốn sách "Sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi" có viết rằng tâm trạng vui vẻ có thể cải thiện trạng thái tinh thần và giúp trẻ phát triển trí não.
Những em bé có thể cười trong giấc ngủ thường có tính cách vui vẻ, lạc quan, khi có nền tảng tốt, kiến thức và hiểu biết về thế giới của mọi người càng rộng thì cơ hội thành công càng lớn.
Đây cũng là dấu hiệu não bộ trẻ phát triển vì điều này có nghĩa là cơ thể bé đang ở trạng thái cực kỳ thư giãn. Giấc ngủ sâu và chất lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trí thông minh của trẻ.
Mạng lưới thần kinh của trẻ có khả năng kiểm soát tình hình tổng thể và truyền đạt được các biểu cảm, suy nghĩ, tâm trạng khi ngủ. Trẻ thích cười khi ngủ chứng tỏ tâm trạng trẻ đang vui vẻ, đồng thời trí não trẻ đang phát triển vượt trội.
Những em bé có thể cười trong giấc ngủ thường có tính cách vui vẻ, lạc quan.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet